Ngày 16/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ TN&MT và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.
Dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo, đại diện một số bộ, ngành.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn, nhưng phải thực hiện đầy đủ các bước của quy trình xây dựng văn bản pháp luật.
"Xây dựng các văn bản pháp luật là một trong những ưu tiên cao nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Bộ TN&MT đã chủ trì soạn thảo 6 nghị định và 4 thông tư.
Trong đó, với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai gồm có 10 chương, 115 điều quy định chi tiết 51 nội dung được giao trong Luật, tập trung vào quy định chung; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức bộ máy của tổ chức đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; chế độ sử dụng đất; theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai; kiểm tra chuyên ngành đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai.
Bộ TN&MT đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập để cho ý kiến về Nghị định, đồng thời lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan tại 63 tỉnh, thành phố; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa hồ sơ và nộp Bộ Tư pháp đối với Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định quy định về giá đất; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định quy định về hoạt động lấn biển.
Phó Thủ tướng đánh giá Bộ TN&MT đã thực hiện chủ động, kịp thời đúng chỉ đạo của Chính phủ, cần tiếp tục làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau về phạm vi, đối tượng, chính sách thực thi…; khẩn trương lấy ý kiến địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất, "có khả thi không, có thể cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền hơn nữa không, mức độ chuyển đổi số đã được chưa"; xây dựng, ban hành theo thủ tục rút gọn đối với Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai…
Sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng báo cáo về tiến độ xây dựng dự thảo hai nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cần có chính sách, công cụ tài chính xử lý các diện tích đất chưa hoặc chậm đưa vào sử dụng, đất nông lâm trường, chống đầu cơ đất đai…
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết có nhiều nội dung mới, vấn đề phát sinh trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cũng như xây dựng nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Bộ NN&PTNT đang tiến hành lấy ý kiến về dự thảo hai nghị định này theo quy định.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT nỗ lực bảo đảm trình dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa đúng thời hạn, quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, đưa ra các điều kiện, tiêu chí giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về đất lâm nghiệp, đất trồng lúa.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến, tư duy khác nhau, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Trong đó, các văn bản pháp luật do mỗi bộ, ngành chịu trách nhiệm xây dựng phải thể hiện được mối quan hệ gắn bó hữu cơ, thực hiện mục tiêu xuyên suốt đặt ra trong Luật Đất đai năm 2024 và đồng bộ, thống nhất với pháp luật khác có liên quan; đồng thời mang tính bao quát, kế thừa những giá trị, quy định đúng đắn đã được khẳng định trong thực tiễn; thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để; đẩy mạnh số hoá, thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT phối hợp, khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2024.
Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng các văn bản quy định chi tiết hành Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 để kịp thời có hiệu lực đồng bộ với Luật Đất đai năm 2024 vào ngày 1/7/2024./.
Năm 2023, Công ty TNHH Capitaland Tower, ghi nhận lỗ sau thuế 2.683 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 756 triệu đồng của cùng kỳ năm 2022.
Nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng "đột biến", nhất là những lô đất đã tách thửa. Riêng vùng ven Hà Nội, gắn liền với khu công nghiệp có mức tăng giá 10-20%.
Cơ quan Công an cảnh báo người dân khi mua, bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu có nghi ngờ có dấu hiệu sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, con dấu giả hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến việc chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất thì cần dừng ngay tất cả mọi giao dịch và trình báo với cơ quan chức năng để giải quyết.
Khi xác định giá đất, có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa giá khởi điểm đưa ra và giá thị trường mà các nhà đầu tư có thể đấu giá được. Điều này dẫn đến khả năng cuộc đấu giá không thành công, do giá khởi điểm không hấp dẫn nhà đầu tư.
NHNN cho biết, đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc ĐẤU THẦU VÀNG MIẾNG, nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Như vậy sau 11 năm, NHNN quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.
Theo báo cáo mới được công bố, trong năm qua, doanh nghiệp này lãi sau thuế 6,1 tỷ đồng, tăng 38,6% so với năm 2022. Nợ phải trả trong năm giảm xuống mức 17,801 lần so với con số 65,376 lần của năm 2022.
Tính đến ngày 14/4, với các chặng bay xuất phát từ Hà Nội đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... có tỷ lệ lấp đầy dao động khoảng 40 - 70%.
Các quy định mới liên quan đến việc mở bán và phát triển dự án khiến thời gian xây dựng dự án kéo dài, làm hạn chế nguồn cung sắp tới. Bên cạnh đó, phương pháp mới trong việc tính toán tiền sử dụng đất, khiến cho chi phí giải phóng mặt bằng cao hơn cũng dẫn đến sự hạn chế trong nguồn cung tương lai và sự gia tăng trong giá bán.
Số liệu được tính đến hết ngày 31/3/2024 và cập nhật đến 8/4/2024, trên địa bàn TP.HCM có tới hơn 20.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ 3-24 tháng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Nhiều khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó một số dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.