Hôm nay (ngày 10/8), tại hội trường UBND huyện Thanh Oai, huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 68 thửa tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Dù nhiệt độ hôm nay gần 40 độ C nhưng tình hình đấu giá tại đây vẫn rất sôi động.
Tổng số 68 lô đất này có 1.600 người tham gia, số hồ sơ dự kiến là 7.000 bộ. Diện tích của mỗi thửa đất dao động từ 60-85 m2, mức giá khởi điểm rơi vào khoảng 8,6-12,5 triệu đồng/m2. Kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất gần 101 triệu đồng/m2, lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2. Như vậy, so với giá khởi điểm, giá lô thường cao gấp 5-6,4 lần, lô góc cao gấp 8 lần.
Trong năm 2024, TP. Hà Nội có kế hoạch thu gần 32.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất. Đến nay, có không ít địa phương đã gần cán đích kế hoạch đặt ra và thậm chí, dự kiến sẽ vượt kế hoạch năm. Để đạt được kết quả trên, nhiều địa phương đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Cũng trong tháng 8 này, ngoài Thanh Oai, các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn sẽ tổ chức hàng loạt phiên đấu giá đất. Tất cả các lô đất này đều nằm gần khu dân cư và đã được hoàn thiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật.
Gần đây, nhiều huyện vùng ven Hà Nội đã “bội thu” nhờ đấu giá đất. Điển hình như huyện Đan Phượng, trong tháng 7 vừa qua, huyện đã đấu giá thành công 85 lô. Thửa đất có giá trúng cao nhất lên tới gần 100 triệu đồng/m2, gấp đôi giá khởi điểm. Đồng thời, lượng hồ sơ đăng ký tham dự cũng rất cao, lên tới 1.252 bộ, tương đương mỗi lô đất có tới 15 khách hàng quan tâm./.
Hiện các hồ sơ tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở... đều bị dừng thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất.
Trước đó, trong lần mở hồ sơ đăng ký hồi cuối tháng 1/2024, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco cũng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Tính đến ngày 20/7/2024, “ông lớn” ngân hàng quốc doanh này chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nắm hơn 1% vốn điều lệ là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore.
Giá căn hộ hiện duy trì ở mức cao trên cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM do nguồn cung hạn chế (nhiều dự án bị trì hoãn do khó khăn về pháp lý) và các dự án mở bán mới trong thời gian qua tập trung ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đà tăng giá này dự kiến sẽ chậm lại từ năm 2025 trở đi khi nguồn cung bắt đầu phục hồi dần.
Việc nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng đã khiến 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4-7/2024) phân khúc bất động sản này không ghi nhận nguồn cung mới.
Tổng diện tích đất sử dụng thực hiện dự án là 344.481 m2 (khoảng 34,44 ha) tại xã Mê Linh và Đại Thịnh (huyện Mê Linh). Dự kiến, dự án có quy mô dân số khoảng 3.000 người. Vốn đầu tư khoảng 2.614,79 tỷ đồng.
Trường hợp thuộc diện được miễn Giấy phép xây dựng thì trước khi xây dựng nhà ở, cá nhân phải có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở được xây dựng;
Ngoài các dự án đủ điều kiện mở bán, hiện Hải Phòng có 3 dự án đang triển khai, gồm: Khu dân cư An Đồng, huyện An Dương có quy mô 775 căn; dự án xây dựng nhà ở xã hội (giai đoạn 1) tại phường Tràng Cát, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, quy mô 4.004 căn…
Nguồn cung mới tập trung tại TP.HCM và Bình Dương, lần lượt chiếm 36% và 39% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết thuộc phân khúc căn hộ hạng B và C, phân bổ chủ yếu tại khu Đông TP.HCM hay tại TP. Dĩ An thuộc Bình Dương. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ rất thấp.
Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến với các bộ, ban, ngành liên quan đến hồ sơ dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3-5%.