Căn cứ theo kết quả rà soát, tổng hợp báo cáo từ các quận huyện, trên địa bàn TP Hà Nội còn 130 trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện xây dựng sau giải phóng mặt bằng (hay còn được gọi là nhà "siêu mỏng, siêu méo"). Các trường hợp này đều phát sinh trước năm 2019, cụ thể: Ba Đình (52 trường hợp), Cầu Giấy (24), Thanh Xuân (6), Đống Đa (12), Tây Hồ (33), Hoàng Mai (1), Bắc Từ Liêm (1), Quốc Oai (1).
“Hiện cơ sở pháp lý để giải quyết trường hợp nhà, đất không đủ mặt bằng xây dựng cơ bản đã đầy đủ. Sở Xây dựng đã ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện xử lý dứt điểm những trường hợp trên. Vì vậy, UBND các quận, huyện cần khẩn trương xử lý trường hợp nhà "siêu mỏng, siêu méo" tồn đọng, có báo cáo cụ thể phương án, tiến độ, kết quả giải quyết và khó khăn, vướng mắc, gửi về Sở Xây dựng Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND TP” – đại diện Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho hay.
Thời gian qua, trong quá trình kiện toàn hệ thống hạ tầng đô thị hóa, đặc biệt là việc xây dựng các tuyến đường mới nên trên địa bàn Thủ đô xảy ra tình trạng những công trình nhà, đất không đủ diện tích dư thừa lại nhưng vẫn xây dựng nhà ở làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Trong đó, có có 394 trường hợp nhà, đất “siêu mỏng, siêu méo” tại những tuyến phố: Đào Tấn, Kim Mã, Liễu Giai (quận Ba Đình); Vĩnh Tuy, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng)... hình thành trước thời điểm có Quyết định 39/2005/QĐ-TTg quy định việc xử lý các công trình xây dựng đang tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không phù hợp với quy định của Luật Xây dựng và 55 trường hợp ình thành sau khi triển khai các dự án giao thông mới sau năm 2005.
Theo đánh giá, việc sau giải phóng mặt bằng tại một số tuyến đường xuất hiện những căn nhà siêu mỏng, siêu méo, hình dáng kỳ dị là lỗi của quản lý xây dựng. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngay khi các đơn vị chức năng lên phương án thu hồi, giải phóng mặt bằng đã có thể xác định được những phần diện tích nhỏ, hẹp. Thay vì lấy đúng theo chỉ giới đường đỏ, nên thu hồi luôn những phần đất không đủ diện tích xây dựng để làm vườn hoa, bảng tin… tránh tình trạng “thả gà ra đuổi”. Thậm chí, cần xem xét thu hồi thêm 10 – 15m phía sau chỉ giới đường đỏ để xây dựng những ngôi nhà riêng lẻ có chiều cao theo đúng quy hoạch rồi tiến hành bán đấu giá.
Tuy nhiên, trên thực tế giải pháp này cũng gặp nhiều vướng mắc, khó khả thi và có khả năng sẽ phát sinh thêm những hệ lụy. “Nếu tiến hành thu hồi phần diện tích không đủ điều kiện xây dựng sẽ làm gia tăng chi phí đầu tư dự án. Đồng thời, đối với phần diện tích nhỏ không đủ để làm hạ tầng công cộng (vườn hoa, cây xanh...) sẽ lại xảy ra tình trạng lấn chiếm sử dụng, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ lại gặp khó khăn trong công tác xử lý” - đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết thêm.
Sau khi tạo ra những cơn sốt đất ở nhiều vùng nông thôn tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước thì hiện nay dòng tiền đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường
Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới vừa được công bố.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) chi nhánh Kỳ Đồng phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (nay là CTCP Tập đoàn Yên Khánh).
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Xây dựng đang thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, chủ trì lập hồ sơ đề nghị, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Nói về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, TS Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng thị trường đang ở mức “chân không tới đất, đầu không tới trời”.
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến của người dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023. Chúng tôi xin giới thiệu những quy định liên quan đến chứng nhận, công nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình...
Sau hơn 2 năm dài chịu tác động nặng nề của đại dịch, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều thương vụ M&A tài sản khách sạn lớn đã được thực hiện với tổng mức đầu tư đạt 14,9 tỷ USD trong năm 2021.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Hội thảo "Xu hướng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022" do Tạp chí Tài chí doanh nghiệp tổ chức sáng nay.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, không thể cứng nhắc giữ lạm phát ở mức dưới 4% trong bối cảnh lạm phát thế giới gấp đôi vì điều đó sẽ khiến kìm nén sản xuất, phản tác dụng…