Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 5:2

Nhà đầu tư nước ngoài rót hơn 1 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 9

Tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với con số được đưa ra vào cuối tháng 8/2024 - người viết), chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.

vốn ngoại | thị trường | bất động sản | dự án | nhà đầu tư nước ngoài | vốn FDI |

Nhà đầu tư nước ngoài rót hơn 1 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 9

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2024.

Theo báo cáo, tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.

Trước đó, 8 tháng đầu năm nay, lĩnh vực này thu hút hơn 3,36 tỷ USD vốn ngoại, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 77,6% so với cùng kỳ.

Như vậy, chỉ trong một tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót thêm hơn 1 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Đáng chú ý, bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót mạnh vốn vào bất động sản Việt Nam diễn ra khi thị trường trong nước đã và đang phục hồi tốt; trong đó, nhiều phân khúc như chung cư, nhà phố, đất nền, biệt thự… giá đều tăng cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây nhất, cuối tháng 9 vừa qua, đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc (Daewon, Lotte) do ông Cheun Eung Sik, Chủ tịch Tập đoàn Daewon dẫn đầu; ông Choi Hyun, Giám đốc Phát triển Công ty cổ phần Lotte Mart đã đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Định.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Daewon và Lotte đã bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành trong việc tìm hiểu cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực: đô thị, công nghiệp… trong đó định hướng xây dựng các tòa nhà gắn với khu trung tâm thương mại, đầu tư phát triển chuỗi siêu thị lớn tại TP. Quy Nhơn, qua đó, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và du khách, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Định.

Việc khảo sát này hiện đang được hai bên xúc tiến và có thể sẽ thu hút thêm hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, trong quý II vừa qua, thị trường bất động sản Việt Nam đã ghi nhận một số giao dịch M&A lớn của nhà đầu tư nước ngoài, gồm: Tập đoàn Kim Oanh (Việt Nam) hợp tác với NTT Urban Development, Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi Co Ltd (Nhật Bản) để phát triển The One World, một khu dân cư rộng 50 ha tại Bình Dương.

Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) đã mua lại 25% cổ phần trong dự án Paragon Đại Phước rộng 45,5 ha từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD.

Tripod Technology Corporation đã mua lại một lô đất công nghiệp rộng 18 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ Sonadezi Châu Đức…

Liên quan đến việc này, trong báo cáo mới phát hành, chuyên gia Savills cho rằng, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào bối cảnh chính trị, sự phát triển kinh tế ổn định và chi phí nhân công cạnh tranh. 

Theo chuyên gia, trong bối cảnh nguồn vốn FDI dồi dào, một số phân khúc bất động sản sẽ có sự tăng trưởng nổi trội, gồm có căn hộ dịch vụ và bất động sản công nghiệp.

Đại diện Savills Việt Nam cũng cho biết, doanh nghiệp này nhận được nhiều yêu cầu tư vấn M&A từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore, Đài Loan vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại vẫn gặp vướng mắc về thủ tục hành chính, đặc biệt là bước giải quyết các khoản phí sử dụng đất. Ngoài ra, việc tìm kiếm đối tác nội địa cũng không dễ dàng khi hiện nay có rất ít dự án được hoàn thiện về mặt pháp lý, yếu tố mà khối ngoại đánh giá cao khi thương lượng đầu tư.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

9 tháng, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.

Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-rot-hon-1-ty-usd-vao-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam-trong-thang-9-39475.html

Tin liên quan