Cụ thể, có 1.135 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) (bằng 100% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt trên 6,35 tỷ USD (giảm 43,9% so với cùng kỳ); Có 676 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 5,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,5 tỷ USD (tăng 50,7% so với cùng kỳ); Có 2.425 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,9 tỷ USD (tăng 3,6% so với cùng kỳ).
Cơ cấu ĐTNN 8 tháng đầu năm 2022 theo tháng và theo thành phần vốn đầu tư
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; thông tin truyền thông với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 620,8 triệu USD và 518,9 triệu USD.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,3%, 25,3% và 16,1% tổng số dự án.
Đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Xinh-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,53 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 27% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên gần 3,5 tỷ USD, chiếm gần 21% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7% so với cùng kỳ. Với dự án Lego tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,49 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 8 tháng năm 2022 (chiếm 21,9% số dự án mới, 36,8% số lượt điều chỉnh và 34,9% số lượt GVMCP).
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 8 tháng đầu năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,7 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,64 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,75 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn và tăng gấp gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Nếu xét về số dự án mới, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (42,2%), số lượt GVMCP (67,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14,2% sau Hà Nội là 17,9%).
Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, song vốn điều chỉnh và GVMCP tăng lần lượt là 50,7% và 3,6%. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính lũy kế đến ngày 20/8/2022, cả nước có 35.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 430 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 264,4 tỷ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Minh Ngọc
Người được xác minh tài sản, thu nhập tại mỗi đơn vị được lựa chọn ngẫu nhiên bằng hình thức bốc thăm. Theo kế hoạch, năm 2022, Thanh tra TP sẽ tiến hành xác minh tại 12/131 đơn vị.
Việt Nam tiếp tục là thị trường ô tô xếp thứ tư trong khu vực Đông Nam Á về cả lượng xe tiêu thụ lẫn lượng xe xuất xưởng trong nửa đầu năm 2022.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ra mắt nhiều loại hình sản phẩm thì nhà phố/biệt thự tại TP Hồ Chí Minh vẫn giữ được sức hút lớn.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn kế hoạch năm 2022 từ đầu năm đến 31/8/2022 là 212.227,28 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch và đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện.
Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đã kéo dài rất lâu (từ năm 2007) đến nay vẫn chưa thực hiện, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân bị giải tỏa.
Vừa qua, một số hộ gia đình sinh sống bên cạnh công trường ga S9 và S11, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn - ga Hà Nội, đã phản ánh việc nhà bị lún, nứt.
Hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường đất ở đô thị năm 2022 tại TP Thủ Đức và các quận tăng từ 3-15 lần, hệ số điều chỉnh cho đất ở của 5 huyện ngoại thành từ 8-15 lần bảng giá đất do TP Hồ Chí Minh ban hành.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, xem xét, cân nhắc, xác định đúng cơ sở pháp lý, cơ quan có thẩm quyền quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai cho nhà đầu tư dự án lấn biển ngay sau khi được giao đất, cho thuê đất lấn biển khi đất lấn biển chưa hình thành.
Chính phủ yêu cầu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội phải đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.