Theo thống kê của Hiệp hội Ô tô Đông Nam Á (AAF), tổng doanh số ô tô của 7 thị trường lớn nhất khu vực ASEAN đã lên tới gần 1,65 triệu xe trong nửa đầu năm 2022, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, AAF đã thu thập số liệu bán hàng từ 7 hiệp hội thành viên trong khối ASEAN, gồm các nước như: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Doanh số ô tô và sản lượng lắp ráp của các thị trường khu vực ASEAN.
Trong đó, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về doanh số ô tô, với lượng xe bán ra trong 6 tháng đầu năm đặt 201.840 chiếc, và tăng trưởng doanh số mạnh nhất với mức 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, thị trường ô tô lớn nhất của ASEAN tiếp tục thuộc về Indonesia với 475.321 chiếc bán ra, tăng 20,8%; tiếp theo là Thái Lan với 457.622 chiếc, tăng 22,6%; và Malaysia với 331.386 chiếc, tăng 33%.
Về mặt sản xuất và lắp ráp ô tô, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 với 124.946 chiếc trong nửa đầu năm 2022, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng này chiếm hơn một nửa so với lượng xe tiêu thụ trong nước.
Thái Lan vẫn dẫn đầu cả khối ASEAN với 911.087 chiếc trong nửa đầu năm 2022, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Indonesia đứng thứ hai với 658.285 chiếc, tăng 28%; và Malaysia đứng thứ ba với 317.933 chiếc, tăng 31,8%.
Những năm gần đây, Indonesia với chính sách thu hút các nhà sản xuất ô tô nên đã xuất xưởng sản lượng xe tăng mạnh qua từng năm và thu hẹp khoảng cách với Thái Lan, đặc biệt đối với những dòng xe giá rẻ. Lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam cũng có thị phần lớn từ Indonesia.
VinFast VF e34 là mẫu xe điện đầu tiên của Việt Nam.
Ngoài ra, thị trường Đông Nam Á cũng đang tích cực dịch chuyển theo hướng xanh hóa các loại phương tiện; Indonesia liên tiếp thực hiện các chính sách thu hút các nhà sản xuất xe điện và công nghiệp phụ trợ nước ngoài; trong khi đó, hãng xe VinFast của Việt Nam cũng đã loại bỏ hoàn toàn xe xăng để tập trung phát triển và kinh doanh xe điện.
Hoàng Nguyễn
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ra mắt nhiều loại hình sản phẩm thì nhà phố/biệt thự tại TP Hồ Chí Minh vẫn giữ được sức hút lớn.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn kế hoạch năm 2022 từ đầu năm đến 31/8/2022 là 212.227,28 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch và đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện.
Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đã kéo dài rất lâu (từ năm 2007) đến nay vẫn chưa thực hiện, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân bị giải tỏa.
Vừa qua, một số hộ gia đình sinh sống bên cạnh công trường ga S9 và S11, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn - ga Hà Nội, đã phản ánh việc nhà bị lún, nứt.
Hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường đất ở đô thị năm 2022 tại TP Thủ Đức và các quận tăng từ 3-15 lần, hệ số điều chỉnh cho đất ở của 5 huyện ngoại thành từ 8-15 lần bảng giá đất do TP Hồ Chí Minh ban hành.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, xem xét, cân nhắc, xác định đúng cơ sở pháp lý, cơ quan có thẩm quyền quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai cho nhà đầu tư dự án lấn biển ngay sau khi được giao đất, cho thuê đất lấn biển khi đất lấn biển chưa hình thành.
Chính phủ yêu cầu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội phải đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Bộ Tài chính đã nhanh chóng đề xuất, thực thi các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh sau đại dịch, góp phần quan trọng cho sự phục hồi và tăng trưởng khả quan của nền kinh tế.
Thủ tướng chỉ đạo thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND TP.HCM để đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ các vấn đề vướng mắc tại TP.HCM.