Báo cáo về thị trường BĐS năm 2023 trong khuôn khổ Hội nghị Bất động sản Việt Nam, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2023 đối mặt nhiều thách thức. Nhu cầu mua bán BĐS sụt giảm mạnh ở tất cả các loại hình. Cụ thể, nhu cầu mua đất nền giảm 20%, đất nền dự án giảm 28%, chung cư giảm 16%, biệt thự, nhà riêng giảm 6-9%.
Không chỉ BĐS bán, cả với loại hình cho thuê bất động sản cũng sụt giảm mạnh. Nhu cầu thuê chung cư giảm 24%, thuê nhà riêng giảm 30%, thuê nhà trọ giảm 30%, thuê cửa hàng, kiot giảm 31%. Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp BĐS giảm mạnh, tình trạng giải thể, ngừng hoạt động, cắt giảm nhân sự vẫn diễn ra phổ biến trong năm 2023.
Tương tự, nhu cầu tìm mua nhà đất cũng giảm ở tất cả các địa phương trên cả nước, ngay cả những đô thị đang phát triển “nóng” những năm qua như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…, lượng tin đăng và mức độ quan tâm nhà đất đều có xu hướng đi xuống trong năm 2023.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2023 đã xuất hiện các động thái tích cực và tương đồng với thời điểm đảo chiều của chu kỳ trước.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, trong chu kỳ từ năm 2008 – 2012, tồn kho bất động sản tăng liên tiếp, cho tới năm 2013, tín hiệu đảo chiều thị trường xuất hiện khi tín dụng được nới lỏng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ và Luật Đất đai sửa đổi được thông qua để hỗ trợ cho thị trường địa ốc.
Ở thời điểm hiện tại, về mặt lãi suất, từ đầu 2023, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động và 4 lần hạ lãi suất điều hành. Nhiều ngân hàng đã giảm mạnh 3% - 5% lãi suất huy động so với đầu năm. Về mặt tăng trưởng tín dụng, hạn mức tăng trưởng tín dụng 2023 là 14% đến 15% so với 14% của 2022. Tuy nhiên, tính đến ngày 22/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,21%, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm.
Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở được đã thông qua tháng 11/2023 và có hiệu lực từ đầu 2025. Thị trường bất động sản cũng hưởng lợi từ các động thái của Chính phủ như quyết định thành lập 5 tổ công tác tháo gỡ đầu tư công, gói hỗ trợ 2% lãi suất (tương đương 40 nghìn tỷ đồng), gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội.
Nhiều chính sách tích cực được ban hành: Nghị định 08 và Dự thảo Thông tư 16 (sửa đổi) gỡ khó cho thị trường trái phiếu; Nghị quyết 33 thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững; Nghị định 10 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, tháo gỡ cho bất động sản nghỉ dưỡng; Thông tư 02 và Thông tư 06 đưa ra hướng giải quyết nợ,…
Vì vậy, ông Quốc Anh đưa ra dự báo điểm đảo chiều của thị trường bất động sản có thể xuất hiện từ quý 2 – quý 4/2024, sau đó sẽ bước vào chu kỳ mới và trải qua 4 giai đoạn: thăm dò, củng cố, khởi sắc và ổn định.
Cụ thể, giai đoạn thăm dò dự kiến diễn ra vào nửa cuối năm 2024 với thanh khoản nhỏ lẻ đến từ sản phẩm chung cư đáp ứng nhu cầu ở thực. Tiếp theo sẽ là giai đoạn củng cố, dự kiến rơi vào quý 4/2024 – quý 1/2025, trong điều kiện các công cụ, chính sách tiền tệ được đẩy mạnh ở diện rộng, giúp tháo gỡ khó khăn về nguồn tiền.
Ngoài ra, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ đầu năm 2025 sẽ góp phần khơi thông nguồn tiền, tháo gỡ pháp lý để định hướng và tạo động lực cho một thị trường phát triển bền vững.
Ông Quốc Anh dự báo thị trường bất động sản Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ khởi sắc từ quý 2 – quý 4/2025. Ông kỳ vọng giai đoạn này ghi nhận sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nguồn tiền đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng trưởng. Tiềm lực tài chính của chủ đầu tư và môi trường tiền tệ cải thiện dẫn đến sự phục hồi về nguồn cung và thanh khoản trên diện rộng, giá bất động sản trong giai đoạn này cũng sẽ cải thiện đồng thời với nguồn cung và thanh khoản.
“Từ sau quý 1/2026, ngành bất động sản có thể sẽ dần tiến vào giai đoạn ổn định. Thị trường tiếp tục đà tăng trưởng tốt về thanh khoản và giá, đồng thời có sự xuất hiện của nhiều loại hình bất động sản”, ông Quốc Anh nhận định.
Ngày 11/12/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BQP quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ (bao gồm nhà biệt thự, nhà liền kề, căn hộ chung cư và nhà ở nông thôn) trong Bộ Quốc phòng.
Việc vay vốn trong thực tế không giống như trên ti vi. Trên ti vi nói rằng ngân hàng đang thừa tiền, rất muốn cho vay nhưng người dân và doanh nghiệp lại không muốn vay. Thế nhưng, bức tranh tiếp cận vốn ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp lại hoàn toàn khác…
Hà Nội đã hoàn thành khoảng 300 đồ án quy hoạch sau khi thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội.
Tháng 3/2020, có 8 nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án và 3 đơn vị có báo cáo về phương án đầu tư; trong đó có liên doanh Tập đoàn Novaland và Công ty TNHH Du lịch Thương mại Á Đông Vidotour hay Tập đoàn FLC.
Ngày 10/12/2023, tại Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn T&T Group đã chính thức khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị mới khóm 5, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau với quy mô gần 23 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu trước năm 2030 có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong (hiện, tỉnh Bắc Ninh có 2 thành phố là: Bắc Ninh và Từ Sơn).
Các chuyên gia cho biết, chủ đầu tư có thể chiếu theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND của TP Hà Nội để điều chỉnh phí trông giữ xe ô tô.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 6/12, việc đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội tăng giá gấp khoảng 100 lần so với giá khởi điểm đã thu hút sự quan tâm của công luận.
Lý do của 11 lần chậm thanh toán lãi trái phiếu được doanh nghiệp này đưa ra lần nào cũng giống lần nào, đó là: do công ty chưa sắp xếp được dòng tiền.
Liên quan đến thông tin một số nhà ở tái định cư trên địa bàn Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm đưa vào vận hành nhưng lại thiếu nguồn kinh phí để duy tu, bảo trì, khiến người dân sống trong thấp thỏm, lo âu, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền.