Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Trong đó, có vấn đề về công tác quản lý Nhà nước về thị trường vàng.
Thống đốc NHNN cho biết trong thời gian qua, ngân hàng đã thực hiện quản lý thị trường vàng chặt chẽ, bám sát các quy định của Nghị định 24 và các văn bản pháp lý liên quan. Cơ quan này cũng phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để nắm bắt tình hình, quản lý và xử lý các vi phạm trên thị trường vàng.
Đối với thị trường vàng miếng, NHNN đã tái cấu trúc, giảm số lượng tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được cấp phép mua bán vàng miếng xuống còn 16 doanh nghiệp và 22 tổ chức tín dụng.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã tăng mạnh, đặc biệt đối với vàng miếng SJC. Có thời điểm, mức chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới đã lên tới 18 triệu đồng/lượng (tháng 5/2024).
Vào sáng ngày 5/11/2024, giá vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 87/89 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 13,5 triệu đồng/lượng (tương đương 18%) so với đầu năm 2024.
Thống đốc cũng cho biết, sự biến động giá vàng trong nước chủ yếu phụ thuộc vào giá vàng thế giới và mối quan hệ cung cầu trên thị trường.
Về phía cung, từ năm 2014-2023, NHNN không phát hành thêm vàng miếng SJC ra thị trường. Tuy nhiên, từ tháng 4/2024, khi giá vàng thế giới tăng mạnh, NHNN đã thực hiện các biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung, giảm bớt sự chênh lệch giá và hạn chế tác động đến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và ngoại hối.
Về phía cầu, việc giá vàng thế giới tăng liên tục, cùng với sự khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng, lãi suất tiền gửi thấp…) khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, qua theo dõi của các cơ quan trong hệ thống, nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại hai địa bàn lớn là Hà Nội và TP.HCM, kèm theo yếu tố tâm lý và kỳ vọng của người dân.
"Không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới", Thống đốc nêu.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN đã triển khai các phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC với phương thức giống như các phiên đấu thầu được thực hiện từ năm 2013.
Từ ngày 19/4/2024 đến 23/5/2024, NHNN đã tổ chức 9 phiên đấu thầu, thu về tổng khối lượng vàng trúng thầu đạt 48.500 lượng (tương đương khoảng 1,82 tấn). Tuy nhiên, mặc dù đã thực hiện phương thức can thiệp này, chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá vàng thế giới vẫn ở mức cao.
Để giảm thiểu chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, NHNN đã quyết định chuyển sang phương thức bán vàng miếng trực tiếp, với khối lượng phù hợp và chọn 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cùng Công ty SJC làm đối tác thực hiện.
Kể từ ngày 3/6 đến 29/10/2024, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng 305.600 lượng vàng SJC (tương đương 11,46 tấn vàng) ra thị trường. Trước khi thực hiện phương án này, vàng miếng SJC được giao dịch trong khoảng từ 89 đến 92 triệu đồng/lượng, chênh lệch so với giá vàng thế giới lên tới hơn 18 triệu đồng/lượng (khoảng 25%).
Tuy nhiên, kể từ khi thông báo triển khai phương án bán vàng miếng trực tiếp, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã giảm mạnh, chỉ còn dao động trong khoảng 3-5 triệu đồng/lượng (tương đương 5-7%).
"Đấu thầu vàng miếng, bán vàng miếng trực tiếp là các biện pháp can thiệp, bình ổn thị trường được NHNN thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành", Thống đốc cho biết.
Thống đốc cũng nêu rõ, mặc dù giá vàng đã có sự điều chỉnh, nhưng vẫn còn sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Thị trường vàng chưa ổn định hoàn toàn, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý và kỳ vọng, điều này có thể gây rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối và chưa khuyến khích người dân chuyển vàng sang VND để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ với hàm lượng 99,99% được sử dụng như vàng miếng, có thể là nguồn gốc từ vàng nhập lậu, tạo ra lỗ hổng trong việc quản lý chặt chẽ thị trường vàng theo Nghị định 24.
"Trên cơ sở tình hình can thiệp thời gian qua, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, NHNN cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ", Thống đốc chia sẻ.
Ngoài ra, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng và đại lý phân phối vàng miếng, nhằm phát hiện kịp thời các bất cập và xử lý hiệu quả theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý khi cần thiết.
Báo cáo về mặt bằng lãi suất cho thấy, Thống đốc NHNN cho biết lạm phát mặc dù có xu hướng giảm, nhưng vẫn chưa thực sự bền vững và tiềm ẩn rủi ro áp lực tăng trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn.
Do đó, NHNN cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn. Mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 2,5% trong năm 2023 và tiếp tục có xu hướng giảm trong 10 tháng đầu năm 2024.
Ngoài ra, sức ép từ tỷ giá quốc tế làm gia tăng áp lực giảm lãi suất VND, từ đó đẩy áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước.
NHNN nhận định sức ép về cung ứng vốn từ các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, đặc biệt là với vốn trung và dài hạn trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn.
"Điều này tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản lớn đối với hệ thống ngân hàng huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn", báo cáo nêu rõ.
Cơ quan này cũng nhận thấy, sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân hiện vẫn còn thấp./.
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu đến hạn là 56.887 tỷ đồng. 42,5% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 24.165 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 6.858 tỷ đồng, tương đương 12,1%.
Chuyên gia nhìn nhận, việc giá vàng giảm mạnh sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ chỉ là phản ứng tức thời, tuy nhiên khi nào giá vàng chạm đáy thì vẫn là câu hỏi.
Bước sang tháng 11/2024, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng tiếp tục phân hóa mạnh; trong khi một số nhà băng niêm yết mức vay ưu đãi từ 5,5% cho khoản vay đủ 12 tháng thì số khác lại đẩy lên tới 7-8%/năm.
Trong 9 tháng đầu năm, riêng nhóm ngân hàng cổ phần quốc doanh BIDV, VietinBank và Vietcombank hút được thêm 309.400 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/10/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với gần 5,23 tỷ USD (tăng gần 900 triệu USD so với thời điểm cuối tháng 9), chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ.
ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 25 triệu đồng, do không đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng để bảo vệ hệ thống thông tin.
Chỉ trong một tháng qua, thu ngân sách từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng thêm gần 2.900 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước đó.
Khảo sát trên thị trường, có nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất trên 7%, cao nhất là 9,5%/năm, nhưng chủ yếu chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi lớn. Nếu chỉ có dưới 1 tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm thì mức lãi suất cao nhất có thể nhận được là 6% chủ yếu ở kì hạn 12-24 tháng.
Ngày 30/9/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ba Thông tư số 46, 47 và 48, quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, quy định về rút tiền gửi trước hạn, có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024 là: Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, VietinBank, ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank... So với cùng kỳ năm ngoái, có thêm 1 gương mặt mới và thứ hạng cũng có sự thay đổi đáng chú ý.