Chiều ngày 6/7, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo thường kỳ tháng 6/2024. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo.
Tại buổi Họp báo, báo chí đặt câu hỏi đến đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cả năm 2024.
Nhiều tổ chức đánh giá cao, lạc quan về thu hút FDI của Việt Nam
Trả lời câu hỏi về thu hút đầu tư FDI của phóng viên, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ.
Trong đó FDI đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%. Nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng… được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn.
Về kỳ vọng 6 tháng cuối năm 2024, ông Phương cho biết, nhiều tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, lạc quan về thu hút FDI của Việt Nam nhờ vào 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, chiến lược đa dạng hoá cung ứng đầu tư.
Hai là, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng, tác động tích cực đến chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư.
Ba là, yếu tố nền tảng. Mặc dù gặp rất nhiều biến động từ các yếu tố bên ngoài, tuy nhiên chỉ số CPI của Việt Nam vẫn duy trì dưới mức 4% - đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Ông Trần Quốc Phương cho biết thêm, qua khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, niềm tin của nhà đầu tư FDI vẫn đang rất tích cực, thể hiện mong muốn tiếp tục đầu tư vào nước ta.
“Do vậy, có thể kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 có thể đạt ở mức 39-40 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm 2023”, ông Phương phân tích.
Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%
Bàn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm rất tích cực.
Cụ thể, tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, 6 tháng tăng 6,42%, vượt cận trên kịch bản tại Nghị quyết 01 (6%).
Cũng theo ông Phương, cộng đồng và xã hội rất kỳ vọng kết quả tăng trưởng cuối năm tốt đẹp hơn. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng trình Chính phủ.
Kịch bản 1: Tăng trưởng cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01 là 6,7% và 7%).
Kịch bản 2: Tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01 là 0,7% và 0,6%.
Ông Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao 7%. Chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu trên nếu khắc phục được những hạn chế, bất cập và nhờ vào 6 yếu tố sau:
Một là, xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế.
Hai là, đầu tư tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư FDI duy trì được đà tăng trưởng tích cực.
Ba là, duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản...
Thứ tư là, du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế (hơn 8 triệu khách trong 6 tháng đầu năm).
Năm là, các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực. Các Luật Đất đai, Kinh doanh Bất động sản, Nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản phục hồi, phát triển mạnh mẽ hơn.
Sáu là, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương... Nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, sẽ giúp tăng trưởng cả nước vượt 6,5%./.
Mục đích vay vốn là để thanh toán các chi phí hợp pháp, hợp lệ, phát hành bảo lãnh, mở LC để thực hiện dự án Khu phức hợp CSJ - giai đoạn 2 và 3.
Mới đây, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long trong thời gian nửa ngày lên 600.000 đồng/người với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu du lịch vịnh Hạ Long.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/6/2024 có 41 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng (gấp 2,6 so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó tổ chức tín dụng chiếm 63,2% (69,6 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,6% (31,5 nghìn tỷ đồng).
Đại diện UBND TP cho biết, Phú Mỹ Hưng đã thực hiện đủ, chỉ còn 2 làn nối vào các khu B, C, D, E do các khu này chưa triển khai. Sắp tới công ty sẽ triển khai 2 làn này, đồng thời có kế hoạch duy tu, chỉnh trang tuyến đường này.
Dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, tuy nhiên, công tác thi công đang gặp khó khăn về nguồn vốn thanh toán, phải tạm dừng…
Capital Elite được xây dựng trên diện tích gần 4.800 m2 do Công ty TNHH Thủ Đô II làm chủ đầu tư và được phát triển bởi Công ty cổ phần Bất động sản Indochine. Tính đến 3/7/2024, Capital Elite đã hoàn thiện xong phần khung và hiện vẫn đang được gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại.
Theo SSI Research, hầu hết các ngân hàng sẽ có NIM ổn định hoặc cải thiện trong quý II nhờ vào sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, 2 ngân hàng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng âm.
Quy mô sử dụng đất khoảng 46,6 ha, trong đó: Phần đất không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (phần đất Nhà nước thực hiện đầu tư công hoặc xem xét, quyết định phương án đầu tư theo dự án riêng) khoảng 1,88 ha; phần đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khoảng 44,68 ha.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị toà tuyên buộc phải trả cho khách hàng 26,9 tỷ đồng và tiền lãi trả chậm trong vụ “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tiền gửi.
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH mới đây đã công khai danh sách 15 công trình tại các địa phương là Hà Nội, TP.HCM, Bình Định, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thái Nguyên… chưa được chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng.