Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư là tổ chức mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên thị trường sơ cấp chiếm 94,8% khối lượng phát hành, tập trung vào các tổ chức tín dụng (53,5%) và công ty chứng khoán (21,9%); các nhà đầu tư cá nhân mua 5,2%. Lãi suất phát hành bình quân 7,41%/năm và kỳ hạn phát hành bình quân 3,78 năm; 14,5% trái phiếu phát hành có điều khoản đảm bảo. Khối lượng mua lại trước hạn là 59,8 nghìn tỷ đồng (giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023).
Để tiếp tục ổn định và phát triển thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ tổng thể các giải pháp điều hành. Các nhóm giải pháp chính bao gồm: thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường bất động sản; theo dõi thanh toán TPDN đến hạn và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý giám sát;
Rà soát tổng thể để hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến phát hành TPDN tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Luật liên quan; nghiên cứu chính sách khuyến khích xếp hạng tín nhiệm, thúc đẩy lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức; (vii) tăng cường nguồn lực, nhân sự cho các cơ quan thanh, kiểm tra của UBCKNN và NHNN. Các giải pháp nêu trên đã được Lãnh đạo Chính phủ phê duyệt và giao các Bộ ngành thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thị trường TPDN, đặc biệt là việc triển khai phối hợp đồng bộ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, phục hồi thị trường bất động sản. Trong đó, cùng với việc điều hành tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phù hợp thì các biện pháp đảm bảo minh bạch, nâng cao chất lượng trên thị trường TPDN sẽ hỗ trợ để thị trường tự điều chỉnh, ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính sách và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.
Theo SSI Research, hầu hết các ngân hàng sẽ có NIM ổn định hoặc cải thiện trong quý II nhờ vào sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, 2 ngân hàng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng âm.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị toà tuyên buộc phải trả cho khách hàng 26,9 tỷ đồng và tiền lãi trả chậm trong vụ “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tiền gửi.
Kể từ đầu tháng 6/2024, đã có 23 ngân hàng nâng lãi suất huy động, trong đó có ngân hàng đưa ra mức lãi suất lên đến 9,5%/năm.
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp điều chỉnh tăng hệ số tại các quận từ 6,67% - 8% và tại các huyện từ 7,48% - 9,09%. Đối với đất thương mại dịch vụ điều chỉnh tăng hệ số tại các quận từ 9,68% -11,11% và tại các huyện từ 12% - 13,64%.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là lần thứ 4, thuộc thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định giảm mức thu phí, lệ phí từ 10% đến 50%. Với chính sách này, dự kiến ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.
SHB miễn/giảm nhiều loại phí dịch vụ tài chính và cung cấp nhiều đặc quyền cho các khách hàng doanh nghiệp FDI.
Quy định giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2024 áp dụng với một số nhóm mặt hàng sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay ngày (1/7/2024).
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 tăng trưởng tích cực với tốc độ tăng ước đạt 6,93%...
Mức dư nợ 992,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM và tăng 2,78% so với cuối năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn.
Tính đến cuối tháng 6/2024, lãi suất huy động mức cao nhất lên trên 6%/năm, chủ yếu dành cho kỳ hạn dài, tập trung ở khối ngân hàng tư nhân nhỏ.