Nguồn tin từ The Korea Ecocnomic Daily cho biết, Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc, chủ sở hữu của bất động sản tại tổ hợp 3 tòa nhà Landmark 72, cao nhất Hà Nội đang rao bán 100% cổ phần trong tài sản bất động sản này với giá hơn 1 tỷ won (tương đương 18.465 tỷ đồng).
Theo nguồn tin, doanh nghiệp này đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York và hiện Mirae Asset đang đàm phán với những nhà đầu tư tiềm năng để bán toàn bộ cổ phần của toà nhà này.
Được biết, hiện một số công ty quản lý bất động sản và cơ sở hạ tầng đang cân nhắc việc mua lại tòa nhà cao nhất Thủ đô này.
Như vậy, chỉ trong vòng gần 10 năm qua, tổ hợp cao nhất Hà Nội này đã hai lần bị đưa ra rao bán. Trước đó, đầu năm 2015, Công ty Hàn Quốc Keangnam Enterprise xây dựng tòa nhà này từ năm 2007 với tổng mức đầu tư khoảng 1,05 tỷ USD. Tuy nhiên, do phải chịu khoản nợ 530 tỷ Won của các ngân hàng nên đã rao bán.
Đến cuối năm 2015, vượt qua Goldman Sachs và Công ty đầu tư quốc gia Qatar Investment Authority (QIA), AON đã thành công trong việc mua bất động sản này với giá 454 tỷ won (khoảng 8.383 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) từ công ty xây dựng tầm trung của Hàn Quốc SM Keangnam Enterprises Ltd.
Bất động sản này có diện tích sàn 608.946m2, bao gồm một tòa tháp tổng hợp 72 tầng với chiều cao 350m và hai tòa tháp đôi 48 tầng dành cho nhà ở có chiều cao 212m.
Riêng tòa tháp 72 tầng, bao gồm văn phòng và không gian bán lẻ, từng là tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam cho đến khi Vingroup xây nên tòa nhà Landmark 81 cao 81 tầng với chiều cao 461m vào năm 2018. Tuy vậy, nếu xét riêng ở Hà Nội thì đây là toà nhà cao nhất ở Thủ đô đến thời điểm này./.
Tập đoàn Victory Giant Technology (Trung Quốc) vừa được cấp giấy phép dự án bảng mạch in, có thể vận hành năm 2026 và tuyển hơn 2.300 nhân viên, chuyên gia.
Những vướng mắc, ách tắc từ năm 2021 đến nay về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và các dự án đầu tư có sử dụng đất có mục đích phục vụ lưu trú như căn hộ Condotel, Officetel… vừa được tháo gỡ sau khi Chính phủ ban hành quy định mới.
Sáng 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Thống Nhất tại phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh và tặng quà các hộ gia đình tại đây.
Theo ông Đặng Minh Trường, cần thể chế hóa việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực thực hiện các dự án trọng điểm mang tính trọng lực phát triển kinh tế - xã hội. Đi kèm với cơ chế lựa chọn này, cũng cần có các cơ chế đặc thù đi kèm.
Đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, tức là phải có hầm để xe, phải có khu vui chơi cho trẻ cũng như các tiện ích khác… Ngoài ra, trong nhóm nhà ở xã hội, cũng cần dành riêng khu cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, quân đội…
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định, bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Theo công bố, hết hạn nhận hồ sơ chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk.
Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa có quy mô 293 ha, tại phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tổng số vốn đầu tư dự án hơn 72.229 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong 12 năm (từ 2023 đến 2035), phân kỳ giai đoạn theo 5 dự án thành phần.
Hết thời gian nhận hồ sơ, vẫn chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Tập đoàn Vingroup - Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Long Hải - Công ty CP Đầu tư xây dựng Thái Sơn.
Những ngày qua nhiều người dân Hà Nội khốn khổ vì tình trạng nước tràn vào nhà khi trời mưa lớn, nước lũ lên cao do ảnh hưởng hậu bão Yagi. Ngoài ra, tình trạng cứ mưa là ngập ở nhiều tuyến phố cũng khiến không ít gia đình bực bội.