Chiều 2/3, tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, trả lời câu hỏi của phóng viên về vi phạm của Công ty Phúc Sơn, Trung tướng Tô Ân Xô, Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn (Công ty Phúc Sơn) hoạt động từ năm 2004 đến nay với quy mô và hoạt động xây dựng ở cấp huyện.
Công ty Phúc Sơn “vươn mình” mạnh mẽ từ năm 2015, nhận nhiều công trình từ Bắc đến Nam.
Hiện công ty này đang thực hiện 21 dự án với tổng mức đầu tư hơn 40 nghìn tỷ đồng.
Bước đầu, Cơ quan điều tra mới xem xét 2 dự án ở Vĩnh Phúc đã phát hiện việc bỏ ngoài sổ sách, không kê khai hệ thống tài chính, trốn thuế, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 640 tỷ đồng.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô để dẫn đến vi phạm trên có thể thấy trách nhiện của cơ quan quản lý là: Không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính, mặc dù doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, thuế mà vẫn hoạt động, không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án.
Trung tướng Tô Ân Xô ví dụ, ban đầu Công ty Phúc Sơn chỉ là doanh nghiệp nhỏ cấp huyện nhưng vươn đến khắp nơi, trúng thầu nhiều dự án nghìn tỷ đồng, trong khi năng lực, mức độ của công ty này chỉ vừa phải, còn nhiều tập đoàn không nhận được các dự án lớn như thế này.
Đặc biệt, Phó Tổng giám đốc của công ty Phúc Sơn mới học xong chương trình lớp 4/12. Theo Trung tướng Tô Ân Xô: "Nghèo vượt khổ là tốt, là đáng khuyến khích nhưng trong quá trình làm giàu không được xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân".
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thêm, hiện Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, mở rộng điều tra để xử lý đúng người, đúng tội, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước và nhân dân.
Trước đó, ngày 26/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan; khởi tố, bắt tạm giam đối với 06 bị can. Cụ thể:
(1) Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi “Hậu Pháo”), sinh năm 1981, nơi ở hiện nay: Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội; nghề nghiệp: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn.
(2) Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1977; nơi ở hiện nay: xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn;
(3) Đỗ Thị Mai, sinh năm 1985; nơi ở hiện nay: thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn;
(4) Hoàng Thị Tuyết Hạnh, sinh năm 1987; nơi ở hiện nay: xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Kế toán viên Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn;
(5) Trần Hữu Định, sinh năm 1981, nơi ở hiện nay: xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group.
(6) Nguyễn Hồng Sơn, sinh năm 1995; nơi ở hiện nay: xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Lao động tự do.
Cổng TTĐT Bộ Công an cho biết, các bị can trên bị khởi tố vì đã có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan... gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, phạm vào khoản 3, Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định, Lệnh tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra xác minh, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định các trường hợp áp dụng bảng giá đất (Điều 159).
Từ ngày 1/1/2025, tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa có văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo về việc thay đổi nhân sự.
Riêng tại TP.HCM, giá thuê của tất cả các hạng đều tăng theo năm nhờ nhu cầu được phục hồi tốt. Cụ thể, giá thuê của hạng C có mức tăng cao nhất theo năm với 8%, tiếp theo là hạng B ở mức 5% và hạng A ở mức 3%.
Tăng trần giá vé máy bay nội địa; Quy định giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong thành lập và hoạt động ngân hàng; Nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao... là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 03/2024.
Hiện tại, phân khúc bất động sản hầu như không có nguồn thu nhập do việc phát triển các dự án tiềm năng còn chậm chạp và thông tin còn hạn chế. Do đó, nhiều khả năng, Vinaconex sẽ có thu nhập không đáng kể từ phân khúc bất động sản trong năm 2024.
Tại dự thảo Nghị định quy định về giá đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định xây dựng giá đất trong bảng giá đất theo vị trí đất.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành quy định quản lý và khai thác Hồ Tây, cho phép 10 loại hình dịch vụ được hoạt động; trong đó có kinh doanh sân tập golf trên mặt nước.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân về Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; trong đó nới lỏng một số điều kiện để người mua nhà dễ tiếp cận hơn với loại hình nhà ở này.
Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng hoạt động theo mô hình trung tâm tài chính hải ngoại, là một khu vực tài chính riêng biệt với các quy định về thuế, điều tiết giám sát mang tính mở và cạnh tranh cao.