Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, dự thảo đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu của chính sách này nhằm tận dụng ngay các lợi thế hiện tại của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đối với khu vực và thế giới nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư của các thị trường tài chính truyền thống, vừa triển khai vừa nghiên cứu để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn từ việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế, tạo ra động lực mới cho quá trình chuyển dịch nhanh cơ cấu dịch vụ giá trị gia tăng cao của thành phố Đà Nẵng theo mục tiêu quy hoạch.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng hoạt động theo mô hình trung tâm tài chính hải ngoại, là một khu vực tài chính riêng biệt với các quy định về thuế, điều tiết giám sát mang tính mở và cạnh tranh cao, các nhà đầu tư đều được xem là doanh nghiệp nước ngoài. Hội đồng nhân dân thành phố quyết định việc cho phép thành phố Đà Nẵng là địa bàn được thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ trong lĩnh vực tài chính.
Thành phố Đà Nẵng |
Mô hình trung tâm tài chính hải ngoại nhằm thiết lập một khu vực tài chính riêng biệt với các quy định về thuế, điều tiết giám sát mang tính mở và cạnh tranh, có tính gắn kết yếu với các thị trường tài chính trong nước còn đang trong lộ trình tự do hóa tài khoản vốn. Việc thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng theo mô hình này có thể áp dụng ngay để tận dụng các lợi thế hiện tại của Việt Nam, vừa triển khai, vừa nghiên cứu để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn từ việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Qua đó, dần hướng đến việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế hoàn chỉnh, tạo cơ hội kiến tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng nếu được xây dựng thành công trong giai đoạn tới. Tạo bước chuyển mới về chất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Việt Nam và thành phố Đà Nẵng tham gia vào nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, nâng cao vị thế trên quốc tế, đảm bảo có sự đột phá để phát triển thành phố theo mục tiêu của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Đà Nẵng gắn với Cảng Liên Chiểu với một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực phát triển đột phá cho thành phố Đà Nẵng.
Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng là khu chức năng thực hiện các hoạt động chế xuất, logistics, thương mại - dịch vụ, kinh doanh hàng miễn thuế; là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư và được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực phát triển đột phá cho thành phố Đà Nẵng kể từ thời điểm Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng được thành lập.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định chủ trương đầu tư và thành lập Khu thương mại tự do. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung đối với khu vực Khu thương mại tự do theo quy hoạch thành phố đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư để xây dựng Khu thương mại tự do. Nhà đầu tư được lựa chọn đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu thương mại tự do được giao đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất như đối với khu kinh tế hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách của Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng theo nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, bảo đảm cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quản lý.
Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng hình thành sẽ tạo cơ hội kiến tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng động lực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tạo nên cấu trúc ngày càng hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa chuỗi giá trị của Cảng Liên Chiểu góp phần thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng và vùng động lực miền Trung, đa dạng hoạt động thương mại, du lịch gắn với vai trò trung tâm của thành phố Đà Nẵng.
2 tháng đầu năm nay, có 843 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, bằng 138,7% so với cùng kỳ năm 2023.
2 tháng đầu năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản ở TP.HCM đạt 42.300 tỷ đồng, chiếm 59,4% trong nhóm doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác, tăng 20,1% so với cùng kỳ.
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 138).
Tính đến ngày 20/02/2024, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,41 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 3,5 lần so với cùng kỳ.
Miễn phí tiền thuê shophouse đến 18 tháng, tầng 1 được bàn giao hoàn thiện cho khách hàng… là một số ưu đãi hấp dẫn được chủ đầu tư Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị công bố, mang đến cơ hội kinh doanh đắc lợi cho khách hàng ngay tâm điểm sầm uất của TP. Đông Hà.
Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,8-10,1%/năm.
Riêng Hà Nội dự kiến sẽ đón thêm tổng cộng khoảng 80.700 m2 nguồn cung mới trong 2024, chủ yếu nằm ở các quận xung quanh khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra, khoảng 100.000 m2 văn phòng hạng A mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2024–2027.
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là nhà ở (Điều 148).
Dự án được thực hiện tại xã Hồng Thái, xã Tăng Tiến và thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với quy mô 147,31 ha đất. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.236,7 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.