ncb-0810.jpeg

Tại thời điểm cuối quý 2/2022, NCB có 2.039 cán bộ, nhân viên tăng 61 người so với đầu năm.

Tại thời điểm cuối quý 2, NCB trở thành quán quân về tỷ lệ nợ xấu ở mức 11,05%. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3% còn có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ở mức 5,25%; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ở mức 3,91% và Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) là 3,63%.

Trở lại NCB, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt khá bất ngờ khi tỷ lệ này vào thời điểm cuối quý 1 chỉ là 3,73% và đầu năm nay ở mức 3%.

Nợ xấu của NCB vào thời điểm cuối quý 2 đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 3.650 tỷ đồng, tương đương 292,2% so với đầu năm. Nợ các nhóm đều đồng loạt tăng mạnh.

Cụ thể, tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn đạt 1.144 tỷ đồng, tăng 89,7%; nợ nghi ngờ đạt 2.626 tỷ đồng, tăng 1.346,7%; nợ có khả năng mất vốn đạt 1.130 tỷ đồng, tăng 143,1%.

Tại thời điểm cuối quý 2, NCB có 44.355 tỷ đồng cho vay khách hàng, tăng 6,58% so với đầu năm nhưng tiền gửi khách hàng lại sụt giảm 2,04% còn 63.203 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 75.469 tỷ đồng, tăng 2,28%.

ncb-kqhd-0816.jpg

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NCB trong 6 tháng đầu năm nay (đơn vị tính: tỷ đồng, %).

Ngoài việc tỷ lệ nợ xấu ở mức cao nhất trong hệ thống các ngân hàng niêm yết, NCB còn lập kỷ lục là ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trước thuế là số âm 6 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của NCB giảm 84,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 19 tỷ đồng - thấp nhất trong hệ thống.

Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh, Chủ tịch NCB Bùi Thị Thanh Hương cho biết, dù thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, dịch vụ… tăng trưởng mạnh nhưng thu nhập lãi thuần giảm. NCB tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Đóng cửa ngày 29/7, cổ phiếu NVB của NCB đạt 28.800 đồng/cổ phiếu giúp ngân hàng này có vốn hóa 16.537 tỷ đồng. Ở mức giá này, cổ phiếu NVB đã giảm 25,9% so với mức đỉnh 41.000 đồng/cổ phiếu được thiết lập vào 20/4/2022.