Ảnh minh họa
Huyền Baby là một trong những “hot girl đời đầu” cùng với những cái tên đình đám mạng xã hội như Hoàng Thùy Linh, Mi Vân, Vân Navy, Sam,… Hiện tại, về cuộc sống riêng, Huyền Baby đã có cuộc sống viên mãn sau khi kết hôn với chồng doanh nhân Quang Huy.
Trên mặt báo, Huyền Baby được giới thiệu là sống trong biệt thự trăm tỷ, đi siêu xe, dùng hàng hiệu. Và khi tham gia game show “Đạp gió”, cô được chồng đưa sang Singapore sắm đồ.
Doanh nhân Quang Huy, chồng Huyền Baby được giới thiệu là doanh nhân thành đạt, có trong “Chuỗi khách sạn siêu sang bậc nhất Sài thành A&EM Hotel”.
Chuỗi khách sạn này được khẳng định chỉ dành cho giới thượng lưu. Tuy nhiên, trên thị thực tế, mức giá mà A&EM Hotel khá mềm.
Chuỗi khách sạn của Công ty TNHH Một thành viên A EM bao gồm Khách sạn A&EM Sài Gòn 4 sao, A&EM Art Hotel, A&EM Hotel & Spa, Khách sạn A&EM 44 Phan Bội Châu, Khách sạn Petit.
Theo bảng niêm yết, giá phòng tại hệ thống khách sạn A&EM dao động từ gần 1,2 triệu đồng/đêm tới hơn 2 triệu đồng/đêm. Thế nhưng, trên các trung gian đặt phòng như Agoda, sau khi giảm, khách hàng chỉ cần chi 580.000 đồng là có thể trở thành khách hàng của khách sạn trong 1 đêm.
Chuỗi khách sạn là của Công ty TNHH Một thành viên A EM (Công ty A EM). Công ty A Em thành lập ngày 12/11/2009 tại 132B-132Bis Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 21/3/2014, tình hình vốn của công ty lần đầu được công bố. Theo đó, công ty tăng vốn điều lệ từ 6 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Hải là người đại diện pháp luật công ty. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm sau đó, tới ngày 4/11/2015, vốn điều lệ lại giảm từ 51 tỷ đồng xuống chỉ còn 6 tỷ đồng.
Sau đó, bà Nguyễn Thanh Lan trở thành người đại diện pháp luật thay thế ông Nguyễn Văn Hải.
Có thể thấy, dù sở hữu chuỗi khách sạn nhưng vốn điều lệ của công ty khá thấp, chỉ là 6 tỷ đồng, bằng ¼ giá Bentley Bentayga. Trên mạng xã hội, Huyền Baby được cho là sở hữu nhiều siêu xe, trong đó có Bentley Bentayga. Bentley Bentayga có giá từ 16 tỷ đồng tới 24 tỷ đồng tùy từng phiên bản.
Dù hoạt động từ năm 2009 nhưng bức tranh tài chính của Công ty A EM không hề lạc quan.
Trong giai đoạn 5 năm gần đây (2018-2022), Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của A EM biến động rất mạnh.
Năm 2019, A EM ghi nhận Doanh thu tăng mạnh từ 14,1 tỷ đồng lên 29 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 14,9 tỷ đồng (106%). Tuy nhiên, tới năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, doanh thu giảm sâu, giảm 17,5 tỷ đồng, tương ứng 60,3% xuống chỉ còn 11,5 tỷ đồng.
Bước sang 2021, dù tình hình Covid-19 trầm trọng hơn, doanh thu A EM vẫn bất ngờ tăng vọt, tăng 37,8 tỷ đồng, tương đương 329% so với năm 2020. Đây là mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm gần đây.
Đáng chú ý, 2022 là năm đại dịch Covid-19 gần như bị đẩy lùi, hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường thì A EM lại chứng kiến doanh thu giảm sốc 36,3 tỷ đồng, tương đương 279% xuống chỉ còn 13 tỷ đồng. Đây là mức thấp thứ hai trong thời gian qua.
Doanh thu năm 2022 giảm sâu nên A EM ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 4,4 tỷ đồng. Trước đó, năm 2020, giữa đại dịch Covid-19, công ty cũng chỉ lỗ 1,3 tỷ đồng. Năm 2019, công ty lỗ nhẹ 277 triệu đồng. Các năm còn lại công ty lãi 5,2 tỷ đồng (năm 2021) và 150 triệu đồng (năm 2018).
Thua lỗ liên tục đã khiến vốn chủ sở hữu của Công ty A EM bị co hẹp. Tại ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu công ty chỉ còn hơn 1,5 tỷ đồng.
Trong khi vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm sâu, nợ nần tại A EM lại tăng mạnh. Hồi cuối năm 2022, nợ phải trả của công ty lên tới 84,1 tỷ đồng, cao gấp 56 lần vốn và chiếm 98,1% tổng tài sản.
Sau 5 năm, vốn chủ sở hữu A EM giảm 75% nhưng nợ phải trả lại tăng gấp 5 lần.
P.V
Số liệu tổng hợp cho thấy, 33% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn từ nay đến cuối năm thuộc nhóm Bất động sản với hơn 29.644 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 3 tháng còn lại của năm nay, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp bất động sản sẽ phải thanh toán 10.000 tỷ đồng trái phiếu.
Ngày 3/10, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC với số tiền 92,5 triệu đồng.
Trong danh sách 112 công trình bị “bêu tên” có các nhiều doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6, Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam, Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Hal Việt Nam...
Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Kết luận điều tra đề nghị truy tố Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng 14 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; đồng thời, kiến nghị hàng loạt nội dung nhằm bịt kín những “lỗ hổng” trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo công bố, 9 tháng đầu năm nay, cả nước chỉ có 3.394 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái.
6 tháng đầu năm nay, Thaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.076 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo, trong năm 2022, doanh nghiệp này đạt 2.394 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 9% so với năm 2021. Năm trước đó, doanh nghiệp này cũng lãi gần 2.200 tỷ đồng.
Các đơn vị tư vấn quốc tế và trong nước, gồm: Deloitte, Sidley Austin LLP và YKVN, theo Novaland
Dù lợi nhuận tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa vẫn nợ 93,3 tỷ đồng tiền lương của người lao động và nợ thuế 15,6 tỷ đồng.
Theo phương án vừa được phê duyệt, Novaland sẽ mua lại 2.252 tỷ đồng trong số 5.543 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232001 và 94 tỷ đồng trong số 231 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232002 . Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng.