Ảnh minh họa.
Công ty cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa (Yến sào Khánh Hòa) là một trong những cái tên lớn của thị trường nước yến.
Sản phẩm được biết đến rộng rãi của công ty là nước yến sào truyền thống quen thuộc như nước yến sào có đường/không đường đóng lon, đóng chai và đóng lọ. Ngoài ra, công ty còn một số sản phẩm khác như nước yến sào Đông Trùng Hạ Thảo, nước yến sào Collagen, nước yến sào cao cấp Fucoidan nhân sâm…
Nhu cầu về sản phẩm của Yến sào Khánh Hòa lớn và ổn định tới mức trong 2 năm Covid (2020 và 2021), bất chấp toàn nền kinh tế lao đao, thậm chí nhiều đơn vị thua lỗ thảm, doanh thu và lợi nhuận của công ty không biến động quá lớn. Công ty cũng đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ khá cao.
Chính vì vậy, khá bất ngờ khi Yến sào Khánh Hòa nợ 93,3 tỷ đồng tiền lương người lao động và 15,6 tỷ đồng tiền thuế.
Trong nửa đầu năm 2023, Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Yến sào Khánh Hòa đi ngang khi giảm rất nhẹ từ 1.139 tỷ đồng xuống 1.124 tỷ đồng. Tuy nhiên, Giá vốn hàng bán giảm đáng kể, từ 941 tỷ đồng xuống 892 tỷ đồng. Nhờ vậy, Lợi nhuận gộp tăng 30 tỷ đồng, tương đương 16,8% lên 209 tỷ đồng.
Các chi phí trong kỳ tăng đáng kể nhưng Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 của công ty vẫn tăng 3 tỷ đồng, tương đương 5,6% so với cùng kỳ năm trước lên 56,5 tỷ đồng.
Đồng thời, công ty vẫn duy trì chính sách tiền mặt cao. Tại ngày 30/6/2023, Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 130 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng, tương đương 8,3% so với hồi đầu năm và chiếm 17,9% tổng tài sản.
Hoạt động ổn định nhưng Yến sào Khánh Hòa lại ghi nhận Phải trả người lao động tăng từ 79,1 tỷ đồng lên 93,3 tỷ đồng. Công ty giải trình “Số cuối kỳ là tiền lương còn phải trả người lao động”.
Trước đó, chỉ tiêu Phải trả người lao động tại công ty lần lượt là 85,4 tỷ đồng (năm 2021) và 81,1 tỷ đồng (năm 2020).
Có thể thấy, tình trạng “Nợ người lao động” tại Yến sào Khánh Hòa đã diễn ra khá lâu.
Ngoài ra, hồi cuối quý 2/2023, công ty còn ghi nhận 15,6 tỷ đồng nợ thuế, bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.
Yến sào Khánh Hòa lại khá “rộng tay” với cổ đông. Nhiều năm qua, Công ty thường chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 20% tới gần 30%/năm. Ngày 6/6/2023 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức lên tới 29,8% của Yến sào Khánh Hòa.
Năm nay, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (Công ty mẹ) đã nhận 27,9 tỷ đồng tiền cổ tức, giảm nhẹ so với con số 28,8 tỷ đồng năm trước. Công ty mẹ sở hữu 51% vốn, tương đương giá trị 117,3 tỷ đồng tại Yến sào Khánh Hòa.
Ngoài ra, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty còn nhiều cổ đông đáng chú ý như Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Nha Trang, ông Đinh Viết Thuận, Đặng Minh Thích,…
Yến sào Khánh Hòa đang ghi nhận cổ tức ở mức cao trong lịch sử hoạt động của mình dù công ty tăng cường nợ vay.
Tại ngày 30/6/2023, chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Công ty đạt 129 tỷ đồng, tăng 35,7 tỷ đồng, tương đương 38,3% so với hồi đầu năm. Trước đó, chỉ tiêu này thấp hơn khá nhiều, chỉ đạt 87,6 tỷ đồng (năm 2021) và 86,1 tỷ đồng (năm 2020).
Đáng chú ý, dù nợ vay khá cao nhưng Chi phí lãi vay của công ty khá khiêm tốn, chỉ đạt 3,4 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy Công ty tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng giá rẻ.
Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) là chủ nợ duy nhất của Yến sào Khánh Hòa. Công ty này đã vay ở hai chi nhánh VietinBank Khánh Hòa và VietinBank Nha Trang.
PV
Theo phương án vừa được phê duyệt, Novaland sẽ mua lại 2.252 tỷ đồng trong số 5.543 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232001 và 94 tỷ đồng trong số 231 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232002 . Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng.
Theo công bố, 6 tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận lãi sau thuế gần 194,6 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ.
Theo cam kết, trong trường hợp Địa ốc Ngân Hiệp không thực hiện và/hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, Novaland cam kết vô điều kiện, không hủy ngang sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho Địa ốc Ngân Hiệp.
Theo dữ liệu của HNX tại ngày 14/9/2023, DOJI không còn lô trái phiếu nào đang lưu hành. Như vậy, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của ông Đỗ Minh Phú đã tất toán hết các lô trái phiếu đã phát hành để “nuôi” mảng bất động sản.
Chủ yếu kinh doanh các sản phẩm từ sữa cho trẻ, Nutifood đạt đến mức siêu lợi nhuận khi 1 đồng vốn góp mang về gần 2 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh nghiệp cũng mang phần lớn tài sản đi đầu tư tài chính và gặp thua lỗ.
Là ông lớn trong ngành thể thao nhưng Động Lực Group lại gây bất ngờ khi liên tục đi vay với những món nợ khiêm tốn chỉ vài trăm triệu đồng. Thế nhưng, Tập đoàn vẫn ôm mộng bất động sản với dự án Động Lực Tower nằm trên “con phố tắc nghẽn” Hạ Đình.
Việc kiểm tra sẽ diễn ra từ nay đến cuối năm theo kế hoạch kiểm tra chuyên ngành của Tổng cục Thuế.
6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của công ty này âm 5.401 tỷ đồng, giảm hơn 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty TNHH Tập đoàn quốc tế Phượng Hoàng, hạt nhân của nhóm doanh nghiệp mang thương hiệu Phượng Hoàng vừa bị xử phạt vì xây “chui” quán bar ở Bắc Ninh. Ngoài việc có cổ đông mang quốc tịch Mỹ, công ty thường xuyên thua lỗ đến mức âm vốn.
Theo lý giải của công ty, do sản phẩm chưa đủ điều kiện bàn giao nhà cho người mua dẫn tới việc chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và lợi nhuận nên lợi nhuận 2022 giảm mạnh so với năm 2021.