Tài sản trăm tỷ, đi vay vài trăm triệu
Công ty cổ phần Động Lực tự giới thiệu là tập đoàn lớn mạnh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất – phân phối – xuất nhập khẩu trang thiết bị dụng cụ, thể dục thể thao, trang thiết bị chăm sóc sức khoẻ, sản xuất và kinh doanh thiết bị giáo dục, tư vấn và xây dựng công trình thể dục thể thao.
Thực tế cho thấy, Động Lực đúng là thương hiệu hàng đầu trong ngành thể thao. Còn vị trí từ số 2 trở xuống, rất ít người biết đến. Điều đó cho thấy vị thế rất mạnh của Động Lực trong ngành.
Động Lực là thương hiệu hàng đầu trong việc sản xuất dụng cụ thể thao.
Với vị trí gần như độc tôn, Động Lực đang chứng kiến doanh thu bứt tốc. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 của Động Lực lên đến 347 tỷ đồng, tăng 151 tỷ đồng, tương đương 77% so với năm 2021.
Doanh thu trăm tỷ đồng nhưng lãi ròng của công ty rất mỏng. Năm 2022, dù tăng mạnh 228% nhưng lợi nhuận sau thuế của Động Lực chỉ là 21 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu của Tập đoàn này chỉ là 10,9%.
Nhưng điểm đáng lưu ý nhất của Động Lực không phải lãi mỏng mà là dù tổng tài sản đạt 329 tỷ đồng nhưng công ty thường xuyên phải đi vay những khoản vay nhỏ, trị giá vài trăm triệu đồng.
Cụ thể, hồi cuối năm 2022, Tài sản của Động Lực đạt 329 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng, tương đương 11,5% so với con số 295 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.
Thế nhưng, ngày 27/3/2021, Động Lực vẫn ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) – Chi nhánh Hà Nội. Khoản vay trị giá 909 triệu đồng. Tài sản đảm bảo là xe ô tô nhãn hiệu Ford Tourneo.
Trước đó, Động Lực cũng nhiều lần ghi nhận các khoản vay trị giá chỉ vài trăm triệu đồng như khoản vay 358 triệu đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BDIV) – Chi nhánh Ba Đình, Khoản vay trị giá 375 triệu đồng tại BIDV – Chi nhánh Ba Đình. Tài sản các khoản vay này đều là ô tô.
Một điểm cấn nhấn mạnh nữa là trong phần giới thiệu bản thân, Động Lực khẳng định “thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước và rất nhiều huân, huy chương khác”.
Tuy nhiên, tại ngày 31/12/2022, Động Lực ghi nhận 5,9 tỷ đồng Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, tăng mạnh so với 2,1 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.
Ôm mộng trên “con phố tắc nghẽn” Hạ Đình
Nổi tiếng từ lâu trong lĩnh vực thể thao nhưng Động Lực cũng ôm mộng bất động sản. Hồi đầu tháng 3 năm nay, UBND TP Hà Nội công bố quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 quận Thanh Xuân.
Trong đó, một trong những điểm đáng chú ý là quận Thanh Xuân sẽ có thêm 4 dự án chung cư mới trong năm 2023. Một trong số đó là Trung tâm thương mại, văn phòng làm việc và nhà ở để bán tại phường Hạ Đình (Động Lực Tower) do Công ty cổ phần Động Lực làm chủ đầu tư. Năm nay, nhu cầu sử dụng đất của dự án là 0,32ha.
Tại lần điều chỉnh chủ trương đầu tư tháng 11/2022, dự án dự kiến hoàn thành vào quý 2/2024.
Động Lực Tower nằm tại 130 Hạ Đình. Tổng diện tích khu đất xây dựng dự án là 2.329m2, hạng mục chính là tòa nhà cao 24 tầng với 156 căn hộ.
Trước đó từ rất lâu, Động Lực đã chuyển nhà máy tại khu đất 3.120 M.2 tại 130 Phố Hạ Đình sang khu công nghiệp Hà Tây và trên diện tích nhà máy hiện tại sẽ chuyển đổi thành khu văn phòng và chung cư.
Hồi cuối năm 2022, dự án này vẫn chưa dấu hiệu hoạt động. Tại ngày 31/12/2022, Động Lực chỉ ghi nhận 5,7 tỷ đồng Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án 130 Hạ Đình, tăng nhẹ so với 4,3 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.
Tuy nhiên, ngay cả khi dự án “phá băng”, Động Lực Tower cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi mà Hạ Đình là con phố nhỏ hẹp và là “điểm đen” về tắc nghẽn giao thông.
Chung Linh
Việc kiểm tra sẽ diễn ra từ nay đến cuối năm theo kế hoạch kiểm tra chuyên ngành của Tổng cục Thuế.
6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của công ty này âm 5.401 tỷ đồng, giảm hơn 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty TNHH Tập đoàn quốc tế Phượng Hoàng, hạt nhân của nhóm doanh nghiệp mang thương hiệu Phượng Hoàng vừa bị xử phạt vì xây “chui” quán bar ở Bắc Ninh. Ngoài việc có cổ đông mang quốc tịch Mỹ, công ty thường xuyên thua lỗ đến mức âm vốn.
Theo lý giải của công ty, do sản phẩm chưa đủ điều kiện bàn giao nhà cho người mua dẫn tới việc chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và lợi nhuận nên lợi nhuận 2022 giảm mạnh so với năm 2021.
Thời gian qua, TNG Holdings Vietnam đã thực hiện hàng loạt chiến dịch gia tăng trải nghiệm hạnh phúc cho người lao động.
Sau khi khất nợ trái phiếu, Công ty TNHH Bất động sản Gia Phú (công ty con của Novaland) hé lộ thêm khoản thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2023. Đây là kết quả được dự báo trước vì năm 2021, công ty phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 250 tỷ đồng dù tài sản, doanh thu và lợi nhuận cùng “lao dốc”.
Trước khi đưa cổ phiếu lên thị trường chứng khoán, BCG Land đã có màn thoát lỗ ngoạn mục nhờ bán loạt tài sản. Đáng chú ý, tài sản gồm cổ phần một số công ty con mà BCG Land thoái vốn được bán với giá rất cao, thu về lãi khủng dù tình hình tài chính các doanh nghiệp này có nhiều vấn đề.
Số liệu trên được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2023.
Sau Covid-19, gần 2.000 nhân viên của Đất Xanh đã mất việc. Tập đoàn khó khăn tới mức 172 triệu đồng cũng phải đi vay.
Mặc dù là thành viên của Vietur, liên danh vừa trúng gói thầu 35.000 tỷ đồng ở sân bay Long Thành nhưng Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) có tình hình tài chính kém sắc. Trong suốt thời gian dài, dù phải bán tài sản nhưng CC1 vẫn cho công ty vốn 8 tỷ đồng vay hàng trăm tỷ đồng.