Theo công bố, 8 tháng năm 2023, cả nước có 3.066 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, giảm 53,4 % so với cùng kỳ năm 2022.
Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 855 doanh nghiệp, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, báo cáo công bố trước đó một ngày của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/8/2023, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn là hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
Trước đó, 7 tháng đầu năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,61 tỷ USD.
Theo báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), 6 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư ngoại đang duy trì sự quan tâm tới các dự án bất động sản trong nước. Càng về sau, mức độ quan tâm càng tăng lên. Mục tiêu săn lùng của nhà đầu tư ngoại là những dự án hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Các tên tuổi ngoại đang nổi lên qua các thương vụ M&A là: Keppel Land, Frasers, WHA, Central Retail... Phương thức mua bán, chuyển nhượng chủ yếu vẫn là nhận chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp dự án. Một số thương vụ đã tách riêng doanh nghiệp dự án để đối tác ngoại mua đứt, đây cũng là lựa chọn được đối tác ngoại ưa thích.
Tuy nhiên, thị trường vẫn còn gặp nhiều thử thách cho nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những cơ hội chất lượng tốt. Thực tế mặc dù có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể "xuống tiền” lại khá hạn chế, nguyên nhân là do tính hợp pháp, kỳ vọng về giá cả từ cả hai phía và vấn đề bồi thường. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các dự án đều có ít nhiều các vướng mắc vẫn cần được tháo gỡ.
Vân Phong
Sau Covid-19, gần 2.000 nhân viên của Đất Xanh đã mất việc. Tập đoàn khó khăn tới mức 172 triệu đồng cũng phải đi vay.
Mặc dù là thành viên của Vietur, liên danh vừa trúng gói thầu 35.000 tỷ đồng ở sân bay Long Thành nhưng Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) có tình hình tài chính kém sắc. Trong suốt thời gian dài, dù phải bán tài sản nhưng CC1 vẫn cho công ty vốn 8 tỷ đồng vay hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp bất động sản như NVL, PDR, DXG…, các ngân hàng TCB, LPB, SHB, VPB, MSB… cũng được cho là sẽ hưởng lợi lớn từ quyết định ngưng thi hành một số quy định “cấm cho vay” tại Thông tư 06.
Tổng số tiền mua lại trước hạn trái phiếu trên được doanh nghiệp này chi rải rác từ đầu năm đến nay.
6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp này lãi 958 tỷ đồng, tăng 138% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu lên đến 111%.
Hiện DXG đang sở hữu khoảng 60% vốn điều lệ tại DXS và dự kiến nhận chuyển nhượng để nâng tỷ lệ sở hữu lên khoảng 66%, tương ứng số cổ phiếu chuyển nhượng là 27,5 triệu đơn vị.
Công ty Sen Vàng của “trùm hoa hậu” Phạm Thị Kim Dung gắn liền với nhiều cuộc thi hoa hậu. Điểm nhấn của công ty không phải doanh thu 2 năm vượt mốc ngàn tỷ mà chính là nợ thuế tăng gấp rưỡi, cả bà chủ và công ty đều tăng cường vay nợ. Bên cạnh đó, Sen Vàng từng có vốn góp của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Đây là mức lãi suất gần như thấp nhất thị trường khi nhiều doanh nghiệp bất động sản khác đang phải trả lãi với mức 12-14%/năm cho các đợt phát hành trái phiếu.
Sau khi hợp tác với ngân hàng thông qua kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng), FWD bất ngờ ghi nhận khoản lỗ kỷ lục trong năm 2020. Chưa dừng lại ở đó, 2 năm tiếp theo, FWD tiếp tục thua lỗ ngàn tỷ, nâng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 lên 6.926 tỷ đồng.
Sau 3,5 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Novaland chứng kiến quy mô nhân sự giảm hơn 40%, nợ tăng gần gấp ba lên lên 8,93 tỷ đô la. Đáng chú ý, sau khi cổ đông lớn liên tục bị giải chấp, không loại trừ khả năng Novaland sẽ xuất hiện các ông chủ