Được biết, ông Nguyễn Việt Cường và bà Nguyễn Thị Hằng là vợ chồng đều đăng ký giao dịch 5 triệu cổ phiếu KOS để chuyển quyền sở hữu do góp vốn bằng cổ phiếu KOS vào Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Kosy. Thời gian thực hiện giao dịch này từ ngày 28/2 - 27/3.
Sau giao dịch này, ông Nguyễn Việt Cường sở hữu 86.640.000 cổ phiếu KOS, chiếm 40,02% vốn điều lệ của Kosy; bà Nguyễn Thị Hằng sở hữu 13.898.054 cổ phiếu KOS, tỷ lệ 6,42%. Còn Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Kosy sở hữu 10 triệu cổ phiếu KOS, tỷ lệ 4,62%.
Theo báo cáo quản trị năm 2022, gia đình ông Nguyễn Việt Cường, bà Nguyễn Thị Hằng và những người có liên quan đang sở hữu 158.033.050 cổ phiếu KOS, chiếm 73% vốn cổ phần của Kosy. Đóng cửa ngày 23/2, cổ phiếu KOS đạt 37.550 đồng/cổ phiếu, giúp tài sản của họ đạt 5.934 tỷ đồng.
Kosy hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh phát triển khu đô thị, môi giới bất động sản và mua bán vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực bất động sản, công ty đang triển khai các dự án mang tên Kosy tại Sông Công, Lào Cai, Cầu Gỗ, Gia Sàng, Gia Sàng 11, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam… với chi phí sản xuất kinh doanh dở hàng lên tới 2.288 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng tài sản.
Vào thời điểm cuối năm 2022, khoản mục người mua trả tiền trước chỉ 11 tỷ đồng và trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm khiến việc bán sản phẩm của Kosy trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đây là bài toán nan giải cho công ty khi nguồn vốn rất lớn đã chôn vào hàng tồn kho. Bên cạnh, công ty phải chịu chi phí lãi vay cho khoản vay nợ từ ngân hàng trị giá 1.252 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Kosy đạt 1.343 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 3,7% và chỉ đạt 22 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 20 đồng.
Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu đạt 2.285 tỷ đồng, tương đương giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BV) đạt 10.556 đồng. Như vậy, cổ phiếu KOS đang giao dịch với P/E ở mức 469 lần và P/B ở mức 3,6 lần.
Điều thú vị là cổ phiếu KOS tăng đều đặn 226% kể từ khi lên sàn vào năm 2017 bất chấp thời gian vừa qua nhiều cổ phiếu, đặt biệt cổ phiếu ngành bất động sản chịu cảnh bốc hơi 80-90% từ đỉnh cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Việc cổ phiếu KOS chưa từng rớt giá lại là rủi ro cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang nắm giữ KOS vì cổ phiếu NVL của Novaland hay PDR của Phát Đạt từng có hiện tượng này trước khi lao dốc 80-85% từ đỉnh trong một thời gian rất ngắn.
Câu chuyện dùng cổ phiếu để góp vốn vào các công ty khác từng được ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland hay ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt thực hiện. Nhưng một thời gian sau đó, cổ phiếu NVL và PDR đều giảm giá không phanh. Hiện tượng này liệu có lặp lại tại KOS hay không, nhà đầu tư cần thời gian dài để kiểm chứng.
Có 54 doanh nghiệp đã công bố thông tin bất thường hoặc báo cáo theo yêu cầu có nội dung chậm trả lãi cho trái chủ.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa nhận đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu từ 21/2/2023.
Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố một số nội dung dự kiến sẽ trình đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30/3/2023 tới đây.
Cả năm 2022, Apax Holdings lỗ ròng 87 tỷ đồng trong khi năm trước lãi 11 tỷ đồng, đây mức lỗ cao nhất của công ty từ trước tới nay. Tuy nhiên công ty này vẫn có hơn 700 tỷ tiền mặt hết năm.
Theo Novaland, phương án đề xuất này đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp với định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ.
Theo công bố, đây là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm.
Tính đến ngày 17/2, Novaland chưa thanh toán lãi 26,5 tỷ đồng đối với lô NVLH2224005; chưa thanh toán lãi hơn 53 tỷ đồng và gốc 1.000 tỷ đồng đối với lô NVLH2123009.
Chỉ trong khoảng 3 tháng trở lại đây, do gặp khó về dòng tiền, nhiều doanh nghiệp liên quan đến Novaland đã không thể trả lãi trái phiếu đúng hạn.
Cả năm 2022, Minh Phú thu về gần 16.426 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 830 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 21% và 29% so với năm 2021.
FLC gửi lời xin lỗi chân thành và kính mong quý cổ đông thông hiểu cho những khó khăn mà Tập đoàn đang phải đối mặt; đồng thời nhấn mạnh: Dù cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE thì cổ đông vẫn "đương nhiên và chắc chắn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi...