Dự án Charm Diamond (Ảnh minh họa).
Charm Diamond nằm trong dự án Khu phức hợp căn hộ Charm City, trung tâm thị xã Dĩ An, cửa ngõ vào trung tâm thành phố mới Bình Dương. Hiện tại, dự án đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá từ 32,71 triệu đồng tới 38,89 triệu đồng/m2.
Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam, chủ đầu tư dự án phát triển chuỗi tiện ích đa dạng như khu tổ hợp hồ bơi 2.000 m2, đường chạy bộ, khu vườn BBQ, thư viện, khu vui chơi, phòng gym.
Doanh nghiệp thành lập ngày 4/6/2008 tại Số 115 đường DT743C Khu phố Thống Nhất 1, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Tới ngày 7/5/2019, cơ cấu cổ đông công ty lần đầu được hé lộ bao gồm: ông Trần Kha Minh (sở hữu 70% vốn, tương đương gần 212 tỷ đồng), ông Nguyễn Hữu Nghĩa (sở hữu 15% vốn, tương đương 45,4 tỷ đồng), bà Trần Thị Kim Ngọc (sở hữu 15% vốn, tương đương 45,4 tỷ đồng). Ở thời điểm này, ông Koo Bon Gun là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty.
Tuy nhiên, từ ngày 19/7/2021, ông Trần Kha Minh bán một phần sở hữu của mình. Cổ đông mới là Công ty cổ phần Charm Group. Sau biến động, cơ cấu cổ đông DCT Partners Việt Nam bao gồm: Charm Group (sở hữu 15% vốn), ông Trần Kha Minh (sở hữu 55% vốn), ông Nguyễn Hữu Nghĩa (sở hữu 15% vốn) và bà Trần Thị Kim Ngọc (sở hữu 15% vốn). Trước đó, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty.
Từ ngày 14/10/2021, cơ cấu cổ đông DCT Partners Việt Nam lại một lần nữa biến động: Charm Group (sở hữu 49% vốn), Công ty cổ phần Trang sức đá quý Infinity (sở hữu 31% vốn), ông Trần Kha Minh (sở hữu 10% vốn) và ông Nguyễn Hữu Nghĩa (sở hữu 10% vốn).
Sau khi thâu tóm DCT Partners Việt Nam, Charm Group đã thành chủ của dự án Charm Diamond.
Như đã nêu trên, Charm Group thâu tóm DCT Partners Việt Nam trong năm 2021. Và 2021 cũng là năm khối nợ của DCT Partners tăng siêu tốc, đồng thời vốn chủ sở hữu công ty gần như chỉ đi ngang.
Cụ thể, hồi cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 255 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với con số 237 tỷ đồng (năm 2020), 230 tỷ đồng (năm 2019) và 196 tỷ đồng (năm 2018). Thế nhưng, nợ tăng phi mã.
Tại ngày 31/12/2018, nợ phải trả của DCT Partners Việt Nam đã được điều chỉnh giảm xuống 143 tỷ đồng, thấp hơn vốn chủ sở hữu (196 tỷ đồng). Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, chỉ tiêu này tăng mạnh lên 535 tỷ đồng (năm 2019) và 1.497 tỷ đồng (năm 2020).
Như vậy, chỉ sau 3 năm, nợ phải trả DCT Partners Việt Nam đã tăng 1.354 tỷ đồng, tương đương 947%. Thế nhưng, sau khi về tay Charm Group, khối nợ khổng lồ này lại phình rất nhanh.
Tại ngày 31/12/2021, chỉ tiêu nợ phải trả của công ty vọt lên 4.260 tỷ đồng, tăng 2.906 tỷ đồng, tương đương 215% so với năm 2020 và cao gấp… 16,7 lần vốn chủ sở hữu, chiếm 94,4% tổng nguồn vốn công ty.
Có thể thấy, tài sản của DCT Partners Việt Nam chủ yếu đến từ nợ. Nguồn nợ này một phần đến từ Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank).
Cụ thể, tại ngày 28/6/2021, DCT Partners Việt Nam ký hợp đồng tín dụng với NamA Bank – Chi nhánh Lý Thường Kiệt. Giá trị khoản vay là gần 1.010 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo là: “Quyền tài sản là Lợi tức phát sinh từ việc khai thác giá trị thương mại từ Quyền tài sản và toàn bộ lợi ích phát sinh từ dự án Charm Plaza 1; bao gồm các khoản phải thu hình thành trong tương lai do công ty TNHH DCT Partners Việt Nam làm chủ đầu tư theo các văn bản giấy tờ của phụ lục danh sách tài sản dự án đính kèm cụ thể được nêu trong Hợp đồng thế chấp số 0124/2021/906-BĐ ngày 28/06/2021”.
PV
6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 280 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 82 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2021 và 2022 công ty cũng lỗ lần lượt là 186 tỷ đồng và 443 tỷ đồng.
Bối cảnh “ông trùm” môi giới bất động sản miền Bắc này thay lãnh đạo điều hành công ty diễn ra khi từ đầu năm đến nay thị trường bất động sản “gặp khó” và tình hình kinh doanh của Cenland cũng lao dốc mạnh.
Được giới thiệu là chuỗi khách sạn siêu sang, chỉ dành cho giới thượng lưu nhưng A&EM Hotel của chồng Huyền Baby đang gặp tình trạng thua lỗ. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của công ty khá thấp khi giảm xuống chỉ còn 1,5 tỷ đồng.
Số liệu tổng hợp cho thấy, 33% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn từ nay đến cuối năm thuộc nhóm Bất động sản với hơn 29.644 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 3 tháng còn lại của năm nay, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp bất động sản sẽ phải thanh toán 10.000 tỷ đồng trái phiếu.
Ngày 3/10, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC với số tiền 92,5 triệu đồng.
Trong danh sách 112 công trình bị “bêu tên” có các nhiều doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6, Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam, Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Hal Việt Nam...
Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Kết luận điều tra đề nghị truy tố Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng 14 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; đồng thời, kiến nghị hàng loạt nội dung nhằm bịt kín những “lỗ hổng” trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo công bố, 9 tháng đầu năm nay, cả nước chỉ có 3.394 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái.
6 tháng đầu năm nay, Thaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.076 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo, trong năm 2022, doanh nghiệp này đạt 2.394 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 9% so với năm 2021. Năm trước đó, doanh nghiệp này cũng lãi gần 2.200 tỷ đồng.