Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại đã “đua nhau” tăng lãi suất huy động để hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Thống kê từ đầu tháng 5 đến nay cho thấy, đã có khoảng hơn 20 ngân hàng tăng lãi suất huy động, gồm: ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank, Viet A Bank, ABBank, VPBank, HDBank, SHB và MB….
Mới đây nhất, sáng 3/6, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã tăng lãi suất huy động thêm 0,3%/năm với các kỳ hạn từ 1-12 tháng. Theo đó, lãi suất mới nhất kỳ hạn 1-2 tháng là 2%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 2,3%/năm và kỳ hạn 6-11 tháng là 3,3%/năm. Các kỳ hạn còn lại được giữ nguyên, gồm: 12-18 tháng là 4,7%/năm và 24-36 tháng là 5%/năm.
Cũng trong sáng 3/6, biểu lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng chính thức điều chỉnh tăng mạnh tại tất cả các kỳ hạn với mức trung bình từ 0,3-0,4%/năm.
Mặc dù vậy, bước sang tháng 6, lãi suất cho vay mua nhà tại các nhà băng ít biến động. Theo khảo sát, thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 này chỉ có một vài nhà băng tăng, giảm lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà.
Cụ thể, tại ACB lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà của nhà băng này áp dụng đầu tháng 5 là 7%/năm, tuy nhiên, đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6, mức lãi suất này đã được điều chỉnh lên 7,30-8%/năm, tăng khoảng 0,30-1%/năm.
Tại VIB lãi suất cũng có chiều hướng tăng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Hiện nhà băng này đang niêm yết mức lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 6,9%/năm, tăng khoảng 1% so với hồi đầu tháng 5.
Trái ngược xu hướng điều chỉnh tăng lãi suất của các nhà băng trên, một số ngân hàng cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này đang niêm yết giảm mạnh lãi suất cho vay. Điển hình như tại OCB lãi suất cho vay giảm xuống còn 6,3%/năm (giảm 0,59%), tại TPBank giảm tới 1,20% từ 7,5% xuống còn 6,3%/năm. Riêng tại Vietcombank – “ông lớn” này điều chỉnh lãi suất cho vay ưu đãi chỉ còn 5%, giảm tới 1,40% so với con số 6,4% áp dụng vào đầu tháng 5.
Ngoài các ngân hàng trên, còn lại hầu hết các nhà băng khác gần như không có thay đổi về mức ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà so với tháng 5.
Cụ thể, tại BVBank đang niêm yết mức lãi suất thấp nhất chỉ từ 5%/năm áp dụng cho các khoản vay mua, xây dựng, xây sửa nhà, biên độ sau khi hết ưu đãi là 2%/năm. Lãi suất thả nổi của BVBank dao động từ 9,5%/năm-10%/năm.
Tại SeABank, lãi suất ưu đãi vay mua nhà từ 5,5% cố định trong 12 tháng đầu. Tại SHB mức ưu đãi lãi suất cũng tương tự, chỉ từ 5,79% với gói vay trung dài hạn.
Techcombank: 6,3% cố định trong 12 tháng, 6,8% cố định trong 18 tháng, 7,5% cố định trong 24 tháng. Hết thời gian ưu đãi sẽ tính lãi suất thả nổi với biên độ 3,5%. Như vậy, sau “khuyến mại” lãi suất cho vay mua nhà tại nhà băng này sẽ nâng lên từ 10-11%/năm.
Tại VPBank mức lãi suất 6,8%/năm được áp dụng cố định trong 12 tháng; 7,8%/năm cố định trong 18 tháng hoặc 9,9%/năm cố định trong 24 tháng. Biên độ 3,5%. Như vậy, sau ưu đãi, lãi suất thả nổi của nhà băng này có thể lên mức 13,5%/năm.
Tại BIDV tối thiểu 5,5%/năm trong 12 tháng đầu, thời gian vay tối thiểu 60 tháng. VietinBank, lãi suất vay trung, dài hạn từ 5,6%/năm. Tại Agribank, từ 5,5%/năm với khoản vay trung và dài hạn.
Tại Sacombank là 7% cố định trong năm đầu hoặc 7,5% cố định trong 2 năm đầu. Tại MSB là 8% cố định trong 12 tháng đầu hoặc 9,5% cố định trong 2 năm đầu.
Đáng chú ý, ngoài các ngân hàng trong nước, một số ngân hàng nước ngoài như UOB, Wooribank, Shinhanbank... cũng đang niêm yết mức lãi suất cho vay mua nhà chỉ từ 5,5-6,8%/năm.
Liên quan đến việc này, trước đó, ngày 30/5, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm giảm chi phí, đơn giản hóa quy trình cho vay và tăng cường sử dụng công nghệ thông tin cũng như tiến trình chuyển đổi số. Mục tiêu là giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân./.
Dòng tiền vào thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi kết quả là doanh thu 5 tháng tăng 7,4% và thu thuế từ nhà, đất tăng 44,8%.
Thông tin trên được Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 được tổ chức chiều 1/6.
Con số trên được Cục Thống kê TP.HCM cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội TP.HCM tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024.
“Kết tay đan con tim yêu thương, kết tay cùng đan những tương lai… Yêu thương sẽ thắp sáng những nơi ta qua, vì SeABank là một Nhà…”. Từng giai điệu của ca khúc Kết tay đan yêu thương, bài hát truyền thống của SeABank, ngân vang trong tâm trí người nghe và khúc nhạc đó đã trở thành ngôn ngữ chung, kết nối hàng triệu trái tim khách hàng và cán bộ nhân viên Ngân hàng…
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Đây được xem là một giải pháp để bình ổn giá vàng và đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới.
Chỉ có 4/10 thành viên Hội đồng quản trị MB hiện nay tiếp tục gắn bó với ngân hàng trong nhiệm kỳ 2024-2029 sắp tới. MBBank đang kinh doanh ra sao?
Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng.
Ngày 24/5/2024, tại Hà Nội - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) và Tổ chức thẻ quốc tế Visa đã ký kết thỏa thuận Hợp tác chiến lược nhằm mang đến các giải pháp thanh toán số, năng lực dữ liệu và chuyên môn tốt nhất để giúp SeABank nâng cao hiệu quả và hoàn thành chiến lược phát triển mạnh mẽ dịch vụ thanh toán.
Theo thống kê từ đầu tháng 5 đến nay đã có khoảng 20 ngân hàng tăng lãi suất huy động, gồm: ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank, Viet A Bank, ABBank, VPBank, HDBank, SHB và MB…