Như chúng tôi đã thông tin, trong quý 3 vừa qua, thanh khoản trên thị trường bất động sản đang dần được cải thiện so với giai đoạn khó khăn cuối năm trước và những tháng đầu năm nay.
Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những tháng gần đây, thị trường bắt đầu ghi nhận nhiều điểm sáng hơn tại những địa phương có kinh tế phát triển, được quan tâm, chú trọng thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giao thông, có nhiều nguồn cung phù hợp với nhu cầu như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,…
Cụ thể, lượng giao dịch bất động sản trên toàn thị trường tăng dần với nhiều hơn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân được đưa vào thị trường. Nếu quý 2/2023, thị trường ghi nhận 3.700 giao dịch, tăng 37% so với mức 2.700 ở quý 1 thì đến quý 3, thị trường ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,5 lần quý 2 và hơn 2 lần so với quý 1/2023.
Mặc dù vậy, báo cáo cập nhật ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2023 của Công ty Chứng khoán KIS vừa phát hành cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản trong quý 3 vừa qua được dự báo sẽ vẫn ảm đạm.
Ảnh minh họa.
Theo KIS, trong quý 3 vừa qua, nhóm bất động sản sẽ không duy trì được mức trưởng mạnh như quý 2/2023 do Vinhomes (VHM) không còn được hỗ trợ bởi doanh thu bán hàng số lượng lớn và lợi nhuận ròng dự báo trong quý 3 có thể giảm 30% so với quý trước và giảm 60% cùng kỳ.
Ngoài ra, tình trạng thua lỗ vẫn có thể tiếp diễn ở một số công ty đang gặp khó khăn như Novaland (NVL), Danh Khôi (NRC), DIC Corp (DIG), Năm Bảy Bảy (NBB) và Đất Xanh (DXG).
Riêng Văn Phú – Invest (VPI) và Phát Đạt (PDR) có thể giảm do phần lớn mức tăng trưởng sẽ dồn sang quý 4.
Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Nam Long (NLG) và Nhà Khang Điền (KDH) có thể duy trì trạng thái đi ngang so với cùng kỳ và được kỳ vọng có thể cải thiện nhờ lãi suất thế chấp giảm trong quý cuối năm.
“Sau khi các tỉnh BìnhThuận , Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ quy hoạch tổng thể các dự án của DIG, NLG, NVL trong quý 2, tốc độ tháo gỡ trong quý 3 đã chậm lại, trong đó chỉ có dự án Gem Riverside được đưa vào trong quy hoạch nhà ở. Chúng tôi kỳ vọng các tín hiệu giải cứu có thể lấy lại tốc độ trong quý 4 và NLG, DIG, PDR, NVL có thể được hưởng lợi nhiều nhất”, báo cáo nhấn mạnh.
Liên quan đến việc này, trước đó, FiinGroup đã công bố một thống kê cho thấy, trong quý 2 vừa qua, các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận sau thuế với mức tăng trung bình khoảng 111% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, đóng góp lớn vào con số này, chủ yếu đến từ lợi nhuận của Vinhomes (VHM) và Kinh Bắc (KBC). Nếu không tính 2 trường hợp đặc biệt này, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp bất động sản ước giảm gần 40%. Trong đó, có những cái tên lớn đầu ngành đã trực tiếp kéo lùi lợi nhuận của cả nhóm bất động sản đi xuống.
Minh Quân
Ngoài dự án khu đô thị 3.900 tỷ đồng bỏ hoang vừa được cưỡng chế lấy đất của dân, DOJI Land của ông Đỗ Minh Phú còn “ôm” một loạt dự án bất động sản lớn ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… Tuy nhiên, đi kèm những dự án đã hoàn thành là những lùm xùm đáng tiếc.
Trong khi vốn chủ sở hữu đi ngang thì Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (thành viên của Charm Group), chủ đầu tư dự án Charm Diamond chứng kiến khối nợ khổng lồ tăng nhanh qua từng năm.
6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 280 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 82 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2021 và 2022 công ty cũng lỗ lần lượt là 186 tỷ đồng và 443 tỷ đồng.
Bối cảnh “ông trùm” môi giới bất động sản miền Bắc này thay lãnh đạo điều hành công ty diễn ra khi từ đầu năm đến nay thị trường bất động sản “gặp khó” và tình hình kinh doanh của Cenland cũng lao dốc mạnh.
Được giới thiệu là chuỗi khách sạn siêu sang, chỉ dành cho giới thượng lưu nhưng A&EM Hotel của chồng Huyền Baby đang gặp tình trạng thua lỗ. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của công ty khá thấp khi giảm xuống chỉ còn 1,5 tỷ đồng.
Số liệu tổng hợp cho thấy, 33% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn từ nay đến cuối năm thuộc nhóm Bất động sản với hơn 29.644 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 3 tháng còn lại của năm nay, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp bất động sản sẽ phải thanh toán 10.000 tỷ đồng trái phiếu.
Ngày 3/10, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC với số tiền 92,5 triệu đồng.
Trong danh sách 112 công trình bị “bêu tên” có các nhiều doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6, Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam, Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Hal Việt Nam...
Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Kết luận điều tra đề nghị truy tố Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng 14 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; đồng thời, kiến nghị hàng loạt nội dung nhằm bịt kín những “lỗ hổng” trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo công bố, 9 tháng đầu năm nay, cả nước chỉ có 3.394 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái.