Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 1:12

Lời ông Trần Đình Long ứng nghiệm, "vua thép" Hòa Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng

Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long báo lỗ trước thuế xấp xỉ 1.300 tỷ đồng trong quý III và lỗ sau thuế lên tới 1.786 tỷ đồng.

Lời ông Trần Đình Long ứng nghiệm | "vua thép" Hòa Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng |

Lời ông Trần Đình Long ứng nghiệm, "vua thép" Hòa Phát lỗ gần 1.800 tỷ đồng

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long báo lỗ trước thuế xấp xỉ 1.300 tỷ đồng trong quý III và lỗ sau thuế lên tới 1.786 tỷ đồng.

Cuối chiều 28/10, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) đã chính thức công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý III/2022 cho thấy sự sụt giảm mạnh về kết quả kinh doanh.

Điều này không nằm ngoài dự liệu của tỷ phú Trần Đình Long khi ông từng chia sẻ với đại hội cổ đông tại phiên họp thường niên hồi giữa năm.

Cụ thể, trong quý III vừa qua, Hòa Phát đạt 34.103 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 10,9% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là trong kỳ, giá vốn hàng bán tăng mạnh lên 33.103 tỷ đồng, tăng tới 23,5% nên ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận gộp. Lãi gộp trong quý III năm nay của Hòa Phát giảm tới 91,6% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1.001 tỷ đồng.

Các loại chi phí đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính tăng gấp 2,4 lần quý III/2021, lên mức 2.309 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 837 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng gần 9% lên 635 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 294 tỷ đồng, tăng mạnh 24,7% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh doanh thu không bù đắp nổi chi phí, Hòa Phát ghi nhận lỗ thuần 1.352 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Cùng kỳ năm ngoái, tập đoàn này có lãi thuần 10.961 tỷ đồng.

0000_20221029083600.jpg

Khoản lợi nhuận khác đạt gần 52 tỷ đồng, gấp 2,9 lần cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn rất khiêm tốn, không thể bù đắp cho khoản lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh chính. Kết quả, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long báo lỗ trước thuế xấp xỉ 1.300 tỷ đồng trong quý III và lỗ sau thuế lên tới 1.786 tỷ đồng (cùng kỳ lần lượt lãi 10.979 tỷ đồng trước thuế và 10.351 tỷ đồng sau thuế).

Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt 115.584 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10,1% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 10.443 tỷ đồng, bằng 38,5% cùng kỳ năm 2021. Hòa Phát cho biết, lĩnh vực thép và sản phẩm liên quan đóng góp trên 90% doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn.

Tính riêng trong quý III, doanh thu từ nông nghiệp tăng 10%, lợi nhuận tăng 32% so với cùng kỳ quý III/2021. Tính chung 9 tháng, mảng hoạt động này đã có lãi trở lại.

Tại ngày 30/9, tập đoàn này có 43.880 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho, tăng 4,1% so với thời điểm đầu năm.

Theo giải trình của Hòa Phát, nguyên nhân khiến lãi sau thuế của tập đoàn giảm 12.137 tỷ đồng, tương ứng giảm 117% so với cùng kỳ là nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu, trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường. Tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của Hòa Phát thời gian qua.

0000_20221029083638.jpg (Biểu đồ: Mai Chi - nguồn: tổng hợp BCTC các quý của Hòa Phát)

Còn nhớ, tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Hòa Phát diễn ra hồi tháng 5, cổ đông đã đặt cầu hỏi vì sao tập đoàn này lại đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 giảm so với năm 2021, dù doanh thu tăng. Đáp lại, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cho biết, khi lên kế hoạch năm ban lãnh đạo công ty đã tính toán đến nhiều yếu tố, trong đó, công ty xác định năm nay hoạt động của ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thời điểm đó, ông Long chia sẻ, dù kết quả kinh doanh quý I khá tốt nhưng ngành thép đang không thuận lợi và chỉ cần "đợi 2 tháng nữa có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào".

Ông Long cho biết, sau quý I thì những quý còn lại của năm nay ngành thép gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Thứ hai là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "zero Covid" khiến nhu cầu thép tại thị trường này giảm, trong khi đây là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Hòa Phát.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đóng cửa tuần giao dịch tại mức giá 16.800 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 3,45% ở phiên 28/10. Với thị giá hiện tại, giá HPG đã mất gần 62% trong vòng 1 năm.

Dân Trí

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/kinh-te/202210/loi-ong-tran-dinh-long-ung-nghiem-vua-thep-hoa-phat-lo-gan-1800-ty-dong-9322712/

Tin liên quan