TS.Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế.
Tham dự toạ đàm trên, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có thị trường bất động sản khá giống nhau, khi có cả dạng nhà ở, nhà cho thuê chưa hoàn chỉnh (xây thô) hoặc đất nền.
Cũng chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc có thêm một loại vốn từ trả trước một phần của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, đây là nguồn vốn quan trọng và an toàn giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang gặp vấn đề dư cung, thừa nguồn cung và thiếu vốn.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam có tình trạng dư cung, thiếu cung ở một vài phân khúc bất động sản dẫn đến không có hàng để bán nên dòng tiền bị âm, nhiều dự án đắp chiếu không có tiền triển khai, không có tiền giải phóng mặt bằng... Vì vậy, cung thiếu thực chất là thiếu vốn.
Hiện tại, Việt Nam còn có vấn đề nghiêm trọng hơn là dòng vốn lâu nay cho bất động sản đang bị đình trệ. Trái phiếu đang tăng lên một chút nhưng trái phiếu bất động sản lại đang khá trầm lắng, đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 đi xuống vô cùng nghiêm trọng.
Hiện một số doanh nghiệp bất động sản kể cả tập đoàn bất động sản lớn ở Việt Nam đều gặp tình trạng dòng tiền đầu tư âm hoặc kết quả kinh doanh dương 5.000-7.000 tỷ đồng nhưng bảng báo cáo dòng tiền vẫn âm.
Đặc biệt, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, để xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này, cần sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp.
Theo ông Nghĩa, từ nay đến cuối năm sẽ có 112.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu đáo hạn; trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2%, đây là con số rất lớn.
“Trái phiếu doanh nghiệp có lợi thế là không phải kiểm tra sở hữu vốn, không phải trả gốc, chỉ trả lãi. Nếu đáo hạn có thể phát hành trái phiếu mới để đảo nợ”, ông Nghĩa nói.
Trao đổi thêm về biện pháp đảo nợ, ông Nghĩa cho rằng, đây là một thuật ngữ không xấu, bắt buộc như vậy vì kỳ hạn ngắn 3 năm nên phải đảo lên thành 6 năm, 9 năm. Nhắc lại giai đoạn trước, trái phiếu của Chính phủ không thể phát hành kỳ hạn dài 1 năm, 3 năm, giải ngân đầu tư công chưa xong đã đáo hạn trái phiếu. Cuối cùng Chính phủ hạ quyết tâm tìm mọi cách để đẩy kỳ hạn trái phiếu Chính phủ lên 5-10 năm, thậm chí 30 năm.
“Từ nay đến cuối năm phải ra được Nghị định 153 sửa đổi về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu. Các doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn trong kỳ tới cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi trả, bao gồm mạnh dạn phát hành trái phiếu mới hoặc bán các dự án, tài sản dở dang.
Đồng thời, phải có một kế hoạch xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để có được nguồn vốn trung dài hạn lâu dài. Cuối cùng là các doanh nghiệp không nên phát hành chịu lãi suất cao, không được bán các dự án đang có để giải quyết nợ trái phiếu, tránh để mất uy tín và nhanh chóng đăng ký xếp hạng, bảo mật thông tin”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Tuấn Minh
Một số doanh nghiệp có mức đáo hạn trái phiếu lớn trong năm 2023, bao gồm: NVL (19.109 tỷ đồng), VHM (3.834 tỷ đồng), AGG (1.209 tỷ đồng), PDR (2.546 tỷ đồng), KBC (2.900 tỷ đồng).
Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HOSE: MIG) mới đây đã thông báo Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ lên 1.930,5 tỷ đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa công bố văn bản về việc nhắc nhở chậm công bố thông tin theo yêu cầu đối với CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA).
Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) vừa đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu DXG, với mục đích nâng tỷ lệ sở hữu vốn từ 18,05% (tương đương 109,89 triệu cổ phiếu) lên 18,86% (tương đương 114,89 triệu cổ phiếu).
Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh - doanh nghiệp do ông Lương Trí Thìn giữ chức Chủ tịch HĐQT sẽ đặt mua 800 triệu cổ phần, giá mua dự kiến là 10.000 đồng/cp, tương đương số tiền phải chi dự kiến là 8.000 tỷ đồng.
CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HOSE: HDC) phát đi thông báo về việc nhận chuyển nhượng 30,3% vốn tại CTCP TM & DV Bất động sản nghỉ dưỡng Ý Ngọc Bình Thuận.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3).
Cụ thể, đơn vị bị phạt 100 triệu đồng vì không công bố đối với một số các văn bản trong giai đoạn 2017 – 2020, bao gồm giải trình nguyên nhân chênh lệch lợi nhuận chênh lệch tại BCTC riêng và hợp nhất quý I/2017, quý I/2018…
Thống kê hơn 100 doanh nghiệp bất động sản đại chúng đã công bố báo cáo tài chính, nhiều doanh nghiệp báo lãi giảm hoặc lỗ sau thuế sau hai quý kinh doanh chiếm hơn 54%, tăng nhẹ so với cuối quý I/2022.
Mới đây, CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2022 đáng thất vọng khi doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm nặng.