Bộ Xây dựng vừa bỏ đề xuất cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán và cho thuê tối đa 5 bất động sản một năm trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản mới nhất.
Cụ thể, tại Điều 7 quy định về điều kiện đối với cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ và đối với tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn trong công trình xây dựng không nhằm mục đích kinh doanh, Bộ Xây dựng nêu rõ: “Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15, không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, thực hiện giao dịch theo pháp luật về dân sự, pháp luật về công chứng và phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, so với dự thảo trước đó, Bộ Xây dựng đã bỏ 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ; trong đó có một phương án là cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà ở có sẵn, nhà ở hình thành trong tương lai 3-5 nhà ở hoặc căn hộ chung cư trong một năm. Cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê công trình xây dựng có sẵn, hoặc hình thành trong tương lai từ 5-10 công trình hoặc 5-10 phần diện tích sàn tại công trình trong một năm.
Ảnh minh họa
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, trao đổi nhanh với chúng tôi, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, nếu đề xuất mỗi cá nhân chỉ được bán 3-5 bất động sản một năm được đưa vào áp dụng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bất động sản Việt Nam.
Phân tích kỹ hơn, bà Trang cho biết, về mặt lí thuyết, đề xuất được đưa ra có thể đáp ứng được mục đích chính là cố gắng giảm thiểu rủi ro cho thị trường bất động sản và kiểm soát tình trạng đầu cơ “lướt sóng”. Tuy nhiên, việc thực thi cũng có thể tạo ra những bất cập trong thị trường. Điều này cũng đi ngược với định hướng kinh tế thị trường trong việc tự do mua bán, có thể khiến thị trường trở nên trầm lắng và tạo áp lực lên nguồn cung nhà ở khi thị trường đang nỗ lực để có thêm nhiều dự án để đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo bà Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường hiện nay vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phục hồi sau nhiều năm khó khăn và vì thế vẫn còn hơi sớm để đưa ra các biện pháp làm “hạ nhiệt” thị trường. Quan trọng hơn là vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định về việc thành hay bại của đề xuất lần này nếu được đưa vào áp dụng nhưng một điều chắc chắn là đề xuất này có thể khiến thị trường giảm sức hấp dẫn đối với những người mua nhà tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn, các khoảng phụ phí sẽ ảnh hưởng đến tổng hiệu suất của họ.
Nhìn vào các thị trường bất động sản trưởng thành hơn trong khu vực, có thể thấy tại Singapore và có thể là Hồng Kong khi thị trường đã phát triển quá “hot”, thì chính phủ và ngân hàng nhà nước mới tiến hành đưa ra các biện pháp để giúp “hạ nhiệt” thị trường. Chủ yếu là các biện pháp tập trung vào mức đánh thuế đối với các nhà đầu tư sở hữu nhiều tài sản và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi chưa ghi nhận có một chính sách tương tự như đề xuất lần này tại các thị trường trưởng thành trên toàn cầu.
“Sẽ không có một công thức hay chính sách chung nào có thể giải quyết được hết tất cả các vấn đề của thị trường. Nhưng tôi cho rằng nếu có một biện pháp hạ nhiệt nhẹ nhàng giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ một cách hợp lý thì đó sẽ là điều tốt giúp duy trì sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản. Chúng ta nên dựa vào tình hình của từng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư cụ thể để áp dụng việc kiểm soát theo cách phù hợp nhất”, bà Trang Bùi nêu quan điểm.
Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định về việc thành hay bại của đề xuất lần này nếu được đưa vào áp dụng nhưng một điều chắc chắn là đề xuất này có thể khiến thị trường giảm sức hấp dẫn đối với những người mua nhà tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn.
Giữa năm 2025, khi các bộ luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản mới với các quy định theo hướng “gỡ khó” cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân chính thức có hiệu lực, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực, theo chuyên gia.
Riêng tại TP.HCM, giá thuê của tất cả các hạng đều tăng theo năm nhờ nhu cầu được phục hồi tốt. Cụ thể, giá thuê của hạng C có mức tăng cao nhất theo năm với 8%, tiếp theo là hạng B ở mức 5% và hạng A ở mức 3%.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân về Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; trong đó nới lỏng một số điều kiện để người mua nhà dễ tiếp cận hơn với loại hình nhà ở này.
2 tháng đầu năm nay, có 843 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, bằng 138,7% so với cùng kỳ năm 2023.
2 tháng đầu năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản ở TP.HCM đạt 42.300 tỷ đồng, chiếm 59,4% trong nhóm doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác, tăng 20,1% so với cùng kỳ.
Riêng Hà Nội dự kiến sẽ đón thêm tổng cộng khoảng 80.700 m2 nguồn cung mới trong 2024, chủ yếu nằm ở các quận xung quanh khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra, khoảng 100.000 m2 văn phòng hạng A mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2024–2027.
Trong tháng 1/2024, lượng tìm kiếm đất nền tại Hà Nội tăng 110%, đất dự án tăng 77% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó, lượng tìm kiếm chung cư Hà Nội tăng 71%. Tương tự, ở TP.HCM, nhu cầu tìm kiếm tăng từ 71% - 73% đối với đất nền, đất dự án và chỉ tăng 59% đối với chung cư.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi nguồn cầu đang dần khôi phục với tốc độ ổn định, bao gồm thị trường khách nội địa và khách quốc tế, qua đó giúp củng cố niềm tin vào ngành nghỉ dưỡng. Savills Hotels cũng nhận thấy nhiều dự án đang trong quá trình tái khởi động khi trong một vài tháng qua, đội ngũ chúng tôi nhận được khá nhiều yêu cầu về dịch vụ tư vấn Nghiên cứu khả thi hay Lựa chọn nhà điều hành khách sạn.
Ngân hàng MSB vừa chính thức khởi động “cuộc đua” kéo giảm lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà mới khi thế chân BVBank trở thành nhà băng có lãi suất cho vay ưu đãi thấp nhất thị trường hiện nay.