Trước đó, trình bày báo cáo tại hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, bảo đảm phù hợp với Chiến lược và các Nghị quyết về phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương đã được ban hành. Đồng thời đã rà soát lược bỏ những nội dung quá cụ thể, chi tiết để cụ thể hóa ở các quy hoạch cấp dưới, bảo đảm yêu cầu bao quát, ngắn gọn.
Đối với đề nghị bổ sung định hướng hình thành cơ quan điều phối vùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện tại điểm đ khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị quyết giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng; nâng cao hiệu quả hoạt động hội đồng điều phối vùng gắn với các nhiệm vụ điều phối, thúc đẩy liên kết cụ thể; nghiên cứu việc xây dựng cơ chế về phối hợp nguồn lực giữa các địa phương.
Đồng thời, sắp xếp lại kết cấu của dự thảo Nghị quyết về vùng kinh tế - xã hội, vùng động lực phát triển, hành lang kinh tế để làm rõ hơn sự liên kết. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ hơn các nội dung theo ý kiến đại biểu Quốc hội để cụ thể hóa trong các quy hoạch vùng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp thu chỉnh lý danh mục là danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia. Đồng thời, rà soát đưa một số dự án quan trọng trong lĩnh vực giao thông đang được triển khai và sẽ tiếp tục được triển khai, một số dự án có vai trò quan trọng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ quy hoạch và giai đoạn tiếp theo đã được xác định trong Chiến lược phát triển, các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. Các dự án khi được nghiên cứu, triển khai các thủ tục đầu tư nếu đáp ứng tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thì phải trình Quốc hội xem xét, quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật, đồng thời sẽ được bổ sung vào danh mục này như quy định tại khoản 2 Điều 13 dự thảo Nghị quyết…
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết.
Liên quan đến đề nghị làm rõ thêm cơ sở xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế các vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn so với tốc độ phát triển trung bình chung của quốc gia, trong khi quy mô kinh tế các vùng này ở mức cao hơn nhiều so với bình quân chung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, mục tiêu tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng của dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia đã phù hợp với Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, các mục tiêu này cũng thể hiện định hướng tập trung nguồn lực cho 2 vùng động lực để phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư, bảo đảm vai trò đầu tàu, dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.
Về ý kiến đề nghị xác định rõ phạm vi không gian biển Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết phạm vi không gian biển được quy định tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển. Do đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia chỉ đưa ra những định hướng lớn về phát triển không gian biển; các nội dung về việc phân vùng chức năng, sắp xếp, phân bổ và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời sẽ được xác định cụ thể trong Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Ngoài các nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, các ý kiến cụ thể đã được nghiên cứu tiếp thu, giải trình trong Báo cáo đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện Hồ sơ sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo rà soát, tiếp thu ý kiến sửa đổi về câu chữ, kỹ thuật văn bản để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết.
Trên cơ sở Báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Xuân Hưng
Hà Nội vừa chốt kế hoạch thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức hợp đồng BT vào ngày 11/1 tới.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề nghị, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển của đất nước và đặc biệt là không xa rời thực tiễn; cần dự báo ở mức độ chính xác cao nhất để không gặp phải những hệ lụy về sau.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5259/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ tại ô đất ký hiệu CC4 thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
Trong năm 2021, Masterise Dream City Villas phát hành lượng trái phiếu có giá trị cao gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu khiến công ty rơi vào tình trạng khả năng trả nợ yếu trong ngắn hạn.
Sở TN&MT Hà Nội vừa công khai 4 dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.
Đà Nẵng vừa có thông tin về tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội tại dự án Chung cư nhà ở xã hội ở lô đất B4-2 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị địa phương phối hợp chặt chẽ đảm bảo hoàn chỉnh thủ tục pháp lý trong quý I/2023 để 2 doanh nghiệp thực hiện tiếp dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức hợp đồng BT và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.
Trong đại án AIC, khu đất rộng hơn 4.065m2 tại phường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) của Công ty CP Bất động sản AIC bị kê biên. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp cho biết khu đất đã không còn của AIC hay bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Nhiều khả năng, Tập đoàn R&H là đơn vị nhận chuyển nhượng khu đất thông qua mua lại cổ phần của Bất động sản AIC.
UBND TP Hà Nội yêu cầu: các nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị phải tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án đáp ứng tiến độ và nội dung dự án đã được phê duyệt, đảm bảo đầu tư đồng bộ nhà ở với hệ thống hạ tầng...
Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhưng nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) lại liên tục xảy ra sự cố, phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên từ năm 2018 đến nay, nhà máy rác trăm tỷ này vẫn chưa có