Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam.
Năm 2022 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Viễn cảnh lạm phát và các ngân hàng dự trữ trên khắp thế giới đều nâng lãi suất đã gây tác động mạnh đến thị trường bất động sản toàn cầu; trong đó Việt Nam không đứng ngoài xu hướng này.
Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, tại Việt Nam, hiện có nhiều thay đổi đang diễn ra gây tác động lên thị trường bất động sản như thị trường chứng khoán với các chỉ số giảm khoảng 30% giá trị nên đây có thể nói là thời gian khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết.
Cùng với đó là những cuộc điều tra nhằm thanh lọc và tăng tính minh bạch của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung cũng như cấu trúc nợ của các chủ đầu tư.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào từng bất động sản, có thể thấy rõ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc trong năm qua. Ví dụ, đối với nhóm đất công nghiệp, ghi nhận mức tăng 30-40% về giá tại các địa phương như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bắc Giang, Hưng Yên... nhờ sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đối với phân khúc nhà ở, tại TP.HCM, số liệu của Savills Việt Nam cho thấy đang có sự mất cân đối giữa nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường và tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Sự sụt giảm này đến từ một vài nguyên nhân, trong đó có việc nguồn cung mới cho thị trường rất nhỏ giọt, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 2,500 căn hộ. Tỷ lệ hấp thụ cũng chỉ ở mức 20% so với mức độ thông thường là 60-70% trước đây.
Tỷ lệ hấp thụ cao của những năm trước được thúc đẩy bởi nguồn cung ở phân khúc nhà ở hạng C với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, đến nay xu hướng này đã thay đổi với 80% nguồn cung đến từ phân khúc hạng A và B, chỉ có 20% là căn hộ hạng C phù hợp với nhu cầu chính của thị trường.
Thị trường bất động sản 2023 sẽ diễn biến chậm hơn
Theo đánh giá của ông Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, thị trường bất động sản toàn cầu trong năm 2023 sẽ diễn biến chậm hơn. “Bóng ma” lãi suất cao sẽ kìm hãm lạm phát trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu bất động sản nói chung sẽ có chiều hướng giảm và Việt Nam cũng không ngằm ngoài xu hướng đó.
Tuy nhiên, điểm thú vị của Việt Nam là đã dẫn trước các thị trường khác nhờ tốc độ đô thị hóa 47%. Hơn nữa, trong mắt các nhà đầu tư, Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước với quá trình đô thị hóa.
Hiện lượng dân số ở tầng lớp trung lưu và giàu có ngày càng tăng, trong khi đó nguồn cung hạng C đang thiếu hụt khi các chủ đầu tư chạy theo các sản phẩm ở phân khúc cao hơn. Vì vậy, chắc chắn nhu cầu căn hộ hạng C sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài”, ông Troy phân tích thêm.
Riêng đối với phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển khi Savills đang chứng kiến rất nhiều dự án sản xuất được xây dựng và sự tăng trưởng về giá trong lĩnh vực đó. Cùng lúc đó, hệ thống cơ sở hạ tầng trên khắp cả nước giúp làm tăng giá trị của các dự án bất động sản công nghiệp ở nhiều địa phương.
Một lĩnh vực ngách là dịch vụ về hậu cần, kho lạnh đang nổi lên sẽ khá thú vị nhờ sự tăng trưởng của ngành bán lẻ. Ngành khoa học dữ liệu cũng đang phát triển nhanh với nhu cầu cao về trung tâm dữ liệu (data center). Với tất cả những yếu tố đó, phân khúc này trong năm 2023 cũng rất triển vọng.
“Đối với các nhà đầu tư cá nhân, 6 tháng đầu năm sẽ là thời gian quan trọng để họ quan sát trước khi đưa ra quyết định. Trong bối cảnh những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu đang dịu lại, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư không nên vội vã rút khỏi thị trường”, ông Troy khuyên.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo 2023” nhằm tổng kết thị trường bất động sản 2022 và đưa ra những dự báo về thị trường bất động sản 2023 cùng các kiến nghị giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội hồi phục và phát triển.
Mặc dù chỉ số tâm lý của người tiêu dùng giảm nhưng nhiều người vẫn cho rằng giá bất động sản (BĐS) sẽ tăng. Gần 70% người tham gia khảo sát dự định mua BĐS trong năm 2023.
Bắt đầu từ hôm nay (3/1/2023) sẽ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) . Đối tượng lấy ý kiến bao gồm các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Theo nhận định của chuyên gia, giai đoạn 2023 trở đi, thị trường sẽ đón nhận nguồn cung kho xưởng dồi dào. Trong khi đó, nguồn cung đất công nghiệp sẽ trở nên hạn chế vào năm 2023 do thủ tục pháp lý kéo dài.
Trong năm 2022, 3 tòa nhà văn phòng mới đã gia nhập thị trường TP.HCM : CMC Creative Space (Quận 7, quý 1), Pearl 5 (Quận 3, quý 1), và COBI I & II (Quận 7, quý 2), đóng góp thêm gần 70.000 m2 diện tích văn phòng cho thuê.
Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, tổng nguồn cung bán lẻ đang hoạt động đạt 1,052 triệu m2.
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, năm 2022, thị trường phục hồi nhẹ sau khoảng thời gian tạm dừng năm 2021 do Covid-19. Thị trường TP.HCM ghi nhận tổng cộng 17.028 căn chào bán, tăng 87% so với năm 2021. Đáng chú ý, trong quý 4/2022, doanh số bán mới đạt 983 căn, giảm 76% so với quý trước.
Từ xu hướng và tâm lý thị trường hiện nay, chuyên gia cho rằng, gu đầu tư trong thời gian tới sẽ hướng đến những sản phẩm có giá trị thực. Một số loại hình bất động sản, đặc biệt là nhà phố đang nhận được sự quan tâm rất lớn.