Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về chủ trương điều chỉnh tiến độ dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu của Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Toàn Cầu.
Tại văn bản trên, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu của Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Toàn Cầu tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm đến ngày 19/01/2024 để phù hợp với thời gian gia hạn đưa đất vào sử dụng được đã UBND tỉnh chấp thuận tại Văn bản số 438/UBND-ĐC ngày 19/01/2022.
Đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Toàn Cầu cam kết tiến độ hoàn thành dự án và rà soát, thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu theo đúng quy định.
Theo dõi, đôn đốc, xử lý theo quy định đối với việc triển khai các nội dung tại văn bản này của Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu và tiến độ đầu tư dự án theo cam kết của nhà đầu tư.
Ảnh minh hoạ.
Theo tìm hiểu, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu có diện tích hơn 46ha tại khu 2- Khu nghỉ dưỡng cao cấp của Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt.
Dự án gồm các công trình: khách sạn – nhà hàng – sapa; trung tâm hội thảo kết hợp phần mềm; 55 căn biệt thự loại 1, 5 căn biệt thự loại 2 và 2 nhà đón tiếp.
Liên quan đến dự án này, cuối năm 2022, UBND TP.Đà Lạt có báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất trên địa bàn.
Qua thống kê cho thấy, 41 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng; trong đó khoảng 30 dự án bất động sản chưa sử dụng đất do chậm tiến độ đầu tư.
Các dự án này đã được duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn từ năm 2008 đến 2019, sau đó tiếp tục được gia hạn tiến độ. Một số dự án đã hết hạn tiến độ gia hạn.
Cụ thể, danh sách 30 dự án chưa sử dụng đất do chậm tiến độ đầu tư bao gồm: hai dự án do CTCP Đầu tư Thành Thành Công (thuộc TTC Group) làm chủ đầu tư là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đồi Thống Nhất và xây dựng khách sạn golf; Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí dã ngoại Sài Gòn - Đà Lạt của CTCP Đầu tư và Du lịch Sài Gòn - Lâm Đồng; hai dự án của CTCP dịch vụ du lịch Dalat Land gồm Khu trung tâm dịch vụ công cộng, khu khách sạn cao cấp và các khu công viên công cộng;
Khu du lịch nghỉ dưỡng Suối Hoa của Công ty DV Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất; KDL sinh thái, nghỉ dưỡng thác Hang Cọp của của CTCP Bất Động Sản Phú Gia Hưng; KDL nghỉ dưỡng bán kiên cố - Tổ hợp khách sạn, căn hộ thương mại cao cấp Đà Lạt (Dalat Star Hill) do CTCP Đầu tư Song Kim làm chủ đầu tư; Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Tâm Anh - Paradise của CTCP TV&ĐT Tâm Anh; dự án đầu tư tại Khu du lịch Tuyền Lâm của CTCP Du lịch Phúc và Công ty TNHH TM-DV Phương Nam Việt;
Khu căn hộ và dịch vụ tổng hợp Sun Garden Đà Lạt của CTCP quản lý đầu tư STC; Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu của CTCP Đầu Tư và Du lịch Toàn Cầu; Khu du lịch Hồ Than Thở do Công ty TNHH Thùy Dương làm chủ đầu tư; Khu nhà ở thung lũng hoa Đà Lạt của Công ty TNHH đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn; Khu Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Đa Thiện của CTCP ĐT & KD Golf Long Thành...
Ngoài ra trong báo cáo còn có 5 dự án khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ chậm tiến độ gồm: Sheraton - Dalat Resort của Công ty TNHH Khu du lịch đồi Rô-bin; Trung tâm Thương mại và Khách sạn 3 sao (Petro Mart) của CTCP DV&TM Petrolimex Lâm Đồng; dự án Đà Lạt Plaza (Đầu tư Khu liên hợp Khách sạn - trung tâm thương mại) của CTCP Du Lịch Delt; Trung tâm thương mại Nguyễn Kim Đà Lạt do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Nguyễn Kim Đà Lạt làm chủ đầu tư.
Sở Xây dựng TP Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện
UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Trong sáng nay (4/2), ngoài chương trình dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới khảo sát khu chung cư dành cho người thu nhập thấp An Phú Thịnh, phường Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn, thăm hỏi, động viên người dân và chủ đầu tư.
Trong năm 2022, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 19.211 công trình xây dụng. Các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý 320 trường hợp vi phạm (tỉ lệ 1,67%), giảm 0,46% so với năm 2020. Đây đã là năm thứ 6 liên tiếp, số vụ vi phạm trật tự xây dựng giảm.
Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến việc xác lập phương án đấu giá, định giá khởi điểm, đến việc công nhận kết quả trúng đấu giá gửi về Sở Tư pháp.
Theo Bộ Xây dựng, đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trong quý IV, cả nước có 01 dự án nhà ở thu nhập thấp với 986 căn được cấp phép mới tại Quảng Ninh.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, sẽ tiến hành lấy ý kiến các nội dung trọng tâm phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, năm 2022, cả nước có 126 dự án phát triển nhà ở thương mại với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 52,7% so với năm 2021).
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến các vi phạm tại dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán, cho thuê Mường Thanh...
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2022, việc cấp phép xây dựng tiếp tục được thành phố phân cấp cho các quận, huyện, thị xã.