Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 51/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 số tiền 31.392 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải để bố trí kế hoạch vốn cho 05 dự án đã được Quốc hội cho phép chuyển từ vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước tại Nghị quyết số 63/2022/QH15, gồm: 01 dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) và 04 dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư (cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Bến Lức - Long Thành).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải giao bổ sung kế hoạch đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, chi tiết danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án theo quy định, đảm bảo trong phạm vi tổng mức dự toán được bổ sung.
Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo; tổ chức quản lý, sử dụng, thanh quyết toán dự toán chi đầu tư phát triển được bổ sung nêu trên bảo đảm đúng quy định của pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch.
Xuân Hưng
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 16/TTg-CN ngày 3/2/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất nên mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot của các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia và đường sắt tốc độ cao chứ không làm ở Thường Tín...
Chiều 2/2, UBND thành phố Hải Phòng đã khởi công xây dựng cầu Lại Xuân, bắc qua sông Đá Bạch kết nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh...
Cả nước có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bình Phước… đã đạt được nhiều thành công trong quản lý đô thị thông minh, ứng dụng đô thị thông minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, các tỉnh, thành phố vận dụng tối đa khuôn khổ pháp lý hiện hành để huy động các nguồn lực hợp pháp trong phát triển đô thị.
Kiểm tra thực địa dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công đồng loạt ở cả 3 tỉnh, thành phố, phấn đấu tháng 6/2025 hoàn thành dự án.
Thành phố sẽ cần phải đạt được vào năm 2030 như: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP Hà Nội trên 40%. Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực tối thiểu 20%. Năng suất lao động tăng tối thiểu 8%...
Theo kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội đến năm 2030, ngoài việc tập trung phát triển đô thị vệ tinh, Hà Nội sẽ cân đối nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, nhà ở xã hội...
Trong năm 2022, Hải Phòng đã khởi động hàng loạt các dự án hạ tầng quan trọng để xây dựng diện mạo đô thị khang trang, hiện đại. Các thương hiệu bất động sản lớn cũng góp phần tô điểm vẻ đẹp đô thị Hải Phòng khi bắt tay xây dựng những công trình mang tính biểu tượng.