Sáng 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.
Tại phiên họp, tập thể UBND Thành phố đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hà Nội.
Trước đó, báo cáo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết, Thành phố giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện là 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện, 01 thị xã. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp còn 518 đơn vị, gồm 337 xã, 160 phường, 21 thị trấn; số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm do sắp xếp là 61 đơn vị, gồm 46 xã, 15 phường tại 20 quận, huyện, thị xã.
Theo Phương án số 01/PA-UBND ngày 15/11/2023 của UBND Thành phố, kết quả sau sắp xếp sẽ giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện; số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến giảm từ 579 đơn vị xuống còn 509 đơn vị, giảm 70 đơn vị. Tuy nhiên, 3 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này, sẽ thực hiện trong Đề án xây dựng huyện lên quận trong thời gian tới. Do vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến giảm 61 đơn vị.
Về kết quả tổng hợp lấy ý kiến cử tri, tổng số cử tri tham gia cho ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn TP. Hà Nội là 924.677 cử tri, đạt tỷ lệ 99,02%. Tổng số cử tri đồng ý về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố đạt tỷ lệ 97%; tổng số cử tri đồng ý về tên gọi đơn vị hành chính mới sau sắp xếp trên địa bàn Thành phố đạt tỷ lệ 96,54%.
Sau khi có kết quả tổng hợp lấy ý kiến cử tri, HĐND các cấp đã tổ chức kỳ họp chuyên đề thảo luận, biểu quyết và thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn; trong đó, có 87 xã và 5 thị trấn đã tổ chức kỳ họp chuyên đề, tỷ lệ đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đồng ý tán thành chủ trương đạt 100%; có 20 quận, huyện, thị xã đã tổ chức kỳ họp chuyên đề, tỷ lệ đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đồng ý tán thành chủ trương đạt 100%.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý các sở, ngành và quận, huyện, thị xã cần ứng trực, xử lý kịp thời, nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp; không được để xảy ra tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính.
Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, ông Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư./.
Với tính chất là trung tâm của huyện Sóc Sơn, khu vực quy hoạch gồm các chức năng: hành chính đô thị, quảng trường, công viên cây xanh đô thị, các khu trung tâm thương mại tài chính và dịch vụ, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim...
Giai đoạn 2024-2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ; đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Trong năm 2024, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng một số dự án: Cải tạo và mở rộng theo quy hoạch đường Nguyễn Tuân; Dự án tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây; Triển khai giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn đường từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) cho đến Đầm Hồng.
Dự kiến, dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài) sẽ bắt đầu rót vốn với số lượng là 150 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú do Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư vừa được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 201 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án.
Chính phủ vừa thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành tuyến Metro số 1 vừa cập nhật phương án mới nhất trong kế hoạch vận hành đoàn tàu này. Theo đó, sẽ có 7 đoàn tàu được khai thác trước từ 1/7/2024.
Trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm, gồm: Cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường nối Mỹ Đình - Bái Đính. Tổng vốn đầu tư các dự án trên là hơn 15.000 tỷ đồng.
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.