Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn được phê duyệt điều chỉnh ở cuộc họp Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội vừa qua, trong năm 2024, thành phố sẽ bắt đầu bố trí vốn cho một số dự án khởi công mới.
Cũng trong danh sách này có dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ Vành đai 3,5 đến đường Kênh Đan Hoài) huyện Đan Phượng với tổng mức đầu tư là 1.298,596 tỷ đồng. Theo đó, trong năm 2024, Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu rót 150 tỷ đồng cho dự án.
Và sau khi hoàn thành vào năm 2025, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng nói riêng, khu vực Tây Bắc Hà Nội nói chung.
Bên cạnh đường Tây Thăng Long nói trên, Hà Nội cũng bắt đầu rót vốn làm một số dự án khác như Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 (tổng mức đầu tư là 1.495 tỷ đồng, năm 2024 được bố trí 5 tỷ đồng); cầu Tân Phú bắc qua sông Đáy thuộc huyện Quốc Oai với huyện Hoài Đức (tổng vốn 119,6 tỷ đồng, năm 2024 được bố trí 20 tỷ đồng); nâng cấp đường tỉnh 428A đoạn từ cầu Cống Thần đến cầu Giẽ thuộc huyện Phú Xuyên (tổng mức đầu tư là 125,8 tỷ đồng, năm 2024 được bố trí 40 tỷ đồng).
Trước đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã công bố Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cùng danh mục lĩnh vực đầu tư cho vay giai đoạn 2021-2025 của Quỹ Đầu tư phát triển TP. Hà Nội. Theo đó thì dự án đường Tây Thăng Long đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến kênh Đan Hoài có tên trong danh mục những dự án giao thông cấp thành phố dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2022-2025.
Chi tiết, dự án có chiều dài 5,8 km, rộng từ 40-60,5m và tổng mức đầu tư hơn 657 tỷ đồng. Theo như quy hoạch phân khu S1, trục Tây Thăng Long từ Vành đai 3,5 đến Vành đai 4 (đoạn đường giao với đường Tân Hội) rộng 60,5 m; theo như Quy hoạch chung Thị trấn Phùng (Đan Phượng) cho đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000, trục Tây Thăng Long từ Tân Hội đến kênh Đan Hoài rộng 40 m./.
Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú do Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư vừa được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 201 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án.
Chính phủ vừa thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành tuyến Metro số 1 vừa cập nhật phương án mới nhất trong kế hoạch vận hành đoàn tàu này. Theo đó, sẽ có 7 đoàn tàu được khai thác trước từ 1/7/2024.
Trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm, gồm: Cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường nối Mỹ Đình - Bái Đính. Tổng vốn đầu tư các dự án trên là hơn 15.000 tỷ đồng.
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 7 huyện, 2 thành phố; tỉnh không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp. Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28/136 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.
Thành phố Hà Nội định hướng xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc 2 bên sông Hồng kết nối với tuyến xe buýt đường sông…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương triển khai các công việc cần thiết để kịp thời lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư lớn có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” mời gọi, công bố nhà đầu tư quan tâm; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện.