Cụ thể, Dự án xây dựng cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,2km. Trong đó, cầu Thượng Cát có chiều dài 820m, rộng 33m, thiết kế 8 làn xe, nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh. Dự án có tổng mức đầu tư 8.300 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố. Thời gian thực hiện từ năm 2024-2027.
Đây là dự án giao thông quan trọng, đầu tư để khớp nối, thống tuyến vành đai 3,5 và nằm trong danh mục các dự án khởi công mới cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư và bố trí vốn hằng năm theo tiến độ thực tế của dự án.
Cùng với đó, Thành phố sẽ khởi công xây dựng cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại vị trí giao cắt quốc lộ 32 thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ và điểm cuối tại vị trí ranh giới hành chính giữa thành phố Hà Nội với huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Xây dựng tuyến đường từ Mỹ Đình (thành phố Hà Nội) đến Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) dài 92 km với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố.
Trong giai đoạn từ nay đến 2025, Hà Nội sẽ triển khai xây dựng đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên. Công trình có chiều dài gần 19km, tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự án nhằm đầu tư xây dựng tuyến đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, kết nối đồng bộ hệ thống đường giao thông trong khu vực với đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, phục vụ phát triển các khu, cụm và điểm công nghiệp phù hợp định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và phù hợp với quy hoạch chung của các huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, đô thị vệ tinh Phú Xuyên.
Đồng thời, dự án góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch, tạo ra tuyến đường giao thông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh; giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị cho huyện Phú Xuyên, huyện Thường Tín...
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 7 huyện, 2 thành phố; tỉnh không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp. Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28/136 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.
Thành phố Hà Nội định hướng xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc 2 bên sông Hồng kết nối với tuyến xe buýt đường sông…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương triển khai các công việc cần thiết để kịp thời lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư lớn có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” mời gọi, công bố nhà đầu tư quan tâm; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 752/UBND-KH&ĐT, ngày 20/3 về việc chấm dứt hoạt động Bãi đỗ xe tải phía Nam Hà Nội tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.
Chiều 21/3, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TPHCM, ông Nguyễn Huy Thắng, Chánh Văn phòng UBND Quận 6 thông tin về dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng tại Phường 10 Quận 6. Dự án này bị "treo" 20 năm nay, khiến người dân trong vùng dự án sống trong điều kiện khó khăn.
Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết thành lập các phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Đề án thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị bố trí nguồn nhân lực để giám sát chặt chẽ các nhà thầu thi công trong việc thực hiện công tác giảm thiểu bụi trong quá trình thi công.