Thị xã Bến Cát là một trong 05 đô thị quan trọng của tỉnh Bình Dương, là đô thị động lực phía Bắc của vùng Thành phố Hồ Chí Minh; vùng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. Định hướng phát triển đô thị Bến Cát đến năm 2040 là trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ - đầu mối giao thông. Theo đó, tỉnh Bình Dương và thị xã Bến Cát đã tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.
Còn thị xã Gò Công nằm ở phía Đông của tỉnh Tiền Giang nằm trên trục hành lang kinh tế phía Tây Nam của vùng Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, thương mại - dịch vụ, kết nối vùng Thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thị xã Gò Công là đô thị trung tâm của vùng động lực phía Đông của tỉnh, tập trung ưu tiên phát triển kinh tế biển, các khu - cụm công nghiệp, cảng tổng hợp ven biển, vận chuyển biển; phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch biển. Trong các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thị xã Gò Công được quy hoạch thành thành phố thuộc tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025.
Liên quan đến việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Tờ trình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bến Cát trên cơ sở Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bến Cát và thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Gò Công trên cơ sở Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Gò Công, Ủy ban Tư pháp cũng đã có các Báo cáo tham gia thẩm tra số 3219/BC-UBTP15 và 3220/BC-UBTP15 ngày 22/02/2024 nhất trí với đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Về việc sắp xếp các ĐVHC thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Chính phủ đề nghị sắp xếp 04 ĐVHC cấp xã thuộc thị xã Gò Công, gồm 03 đơn vị thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 (các phường 1, 2 và 3) và 01 đơn vị thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 (Phường 4). Sau khi thành lập, sắp xếp các phường, thị xã Gò Công giảm được 02 ĐVHC cấp xã (từ 12 đơn vị xuống còn 10 đơn vị). Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn thị xã Gò Công theo Đề án là phù hợp với quy định của Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phương án sắp xếp các phường đã được chính quyền địa phương tỉnh Tiền Giang cân nhắc kỹ trên cơ sở căn cứ vào vị trí tiếp giáp, các đặc điểm về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của các phường và đạt được sự đồng thuận cao của Nhân dân. Các ĐVHC hình thành sau sắp xếp bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
Ủy ban Pháp luật kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Nghị quyết về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang; đồng thời đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Bình Dương và tỉnh Tiền Giang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các địa phương để trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm tiến độ theo đúng quy định. Đề nghị Chính phủ khi xem xét đề án sắp xếp ĐVHC của các địa phương cần rà soát kỹ lưỡng các trường hợp không sắp xếp ĐVHC vì yếu tố đặc thù (nếu có), bảo đảm đúng yêu cầu, quy định của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
Quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư để bảo đảm chất lượng đô thị đối với các xã dự kiến thành lập phường và thị xã dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là các tiêu chuẩn thành phần còn đạt ở mức thấp so với quy định.
Có phương án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn đã có mức độ đô thị hóa cao; thực hiện tốt phương án sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau khi sắp xếp các ĐVHC; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Rà soát lại các nội dung công việc và thời hạn hoàn thành trong dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm rõ việc, rõ chủ thể chịu trách nhiệm và tiến độ hoàn thành.
Để các cơ quan, tổ chức và địa phương có đủ thời gian kiện toàn tổ chức, thay đổi con dấu và đáp ứng các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của ĐVHC mới được thành lập, Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định ngày có hiệu lực thi hành của 02 Nghị quyết là ngày 01/5/2024.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị bố trí nguồn nhân lực để giám sát chặt chẽ các nhà thầu thi công trong việc thực hiện công tác giảm thiểu bụi trong quá trình thi công.
Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Theo phê duyệt, dự án được triển khai tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư 1.807 tỷ đồng.
Theo phê duyệt, danh mục các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Nam Từ Liêm gồm 122 dự án với tổng diện tích là hơn 692 ha đất; trong đó có nhiều dự án bất động sản.
Do có nhiều nhà đầu tư cùng đăng ký thực hiện một dự án và đều đáp ứng sơ bộ về năng lực, cho nên để lựa chọn chủ đầu tư, nhiều tỉnh buộc phải tiến hành thay đổi phương thức lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu.
Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.
Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội vừa đề xuất thí điểm ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động đối với các bến, điểm đỗ xe, bao gồm bãi đỗ xe và điểm đỗ xe lòng đường trong 6 tháng trên địa bàn TP. Hà Nội do công ty quản lý.
Trong các dự án được phê duyệt có dự án xây dựng Khu đô thị Nam Thăng Long (một phần chưa giải phóng mặt bằng trong các giai đoạn) của Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long và dự án trung tâm Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (giai đoạn 2) của Công ty TNHH phát triển THT.
Ngày 12/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đường tránh Quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 175/TTg-CN ngày 13/3/2024 về việc đầu tư Cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức PPP.