Theo đơn vị này, việc thí điểm thực hiện theo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp ngày 5/3/2024 và chỉ đạo của Sở GTVT Hà Nội về việc chủ trương thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành các điểm đỗ xe, công ty đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, xây dựng hệ thống giao thông tĩnh thông minh tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, công ty đề xuất thí điểm ứng dụng công nghệ từ 6-8 điểm đỗ, bao gồm bãi đỗ xe và điểm đỗ xe lòng đường trong 6 tháng.
Đối với bãi đỗ xe (khuôn viên kín), doanh nghiệp này đề xuất sử dụng công nghệ RFID (công nghệ hiện đang sử dụng trong thu phí tự động không dừng ETC tại các trạm thu phí) và công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) nhận dạng biển số độ chính xác cao để kiểm soát phương tiện vào/ra các điểm đỗ xe.
Đối với điểm đỗ lòng đường, công ty này đưa ra 2 phương án. Phương án 1 sử dụng thiết bị đọc thẻ cầm tay, công nghệ sử dụng RFID-nhận diện thẻ Etag định danh gắn trên phương tiện và công nghệ nhận dạng biển số từ ảnh chụp phương tiện.
Phương án 2, sử dụng camera AI tự động nhận diện phương tiện vào/ra điểm đỗ. Công nghệ sử dụng, sử dụng công nghệ AI (nhận diện biển số), công nghệ tracking (kiểm soát phương tiện vào/ra điểm đỗ), công nghệ RFID đọc thẻ gắn trên phương tiện khi phương tiện vào/ra điểm đỗ.
Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện về hoạt động trong ghi hiện nay, để bảo đảm hiệu quả trong thời gian thí điểm, công ty đề xuất thực hiện theo phương án 1.
Được biết, chi phí thiết bị cho 1 bãi đỗ kín (cho 1 làn vào ô tô và 1 lần ra ô tô) khoảng 350 triệu đồng. Chi phí thiết bị cho 1 điểm đỗ lòng đường (cho 1 người sử dụng) khoảng 15 triệu đồng. Chi phí tạm tính trên chỉ có chi phí thiết bị phục vụ triển khai thí điểm chưa bao gồm chi phí phục vụ vận hành hệ thống ứng dụng, người lao động.
Về hiệu quả khi triển khai ứng dụng công nghệ, đối với đơn vị quản lý đầu tư, vận hành, công ty khai thác điểm đỗ khẳng định ứng dụng công nghệ giúp quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động tại các điểm đỗ xe theo thời gian thực, thống kê lưu lượng, quản lý doanh thu tại các bãi đỗ, điểm đỗ theo thời gian thực. Giám sát và nhận dạng, lưu giữ hình ảnh biến số xe ra vào điểm đỗ và lưu giữ hình ảnh. Thuận tiện trong công tác điều hành trông giữ phương tiện, nâng cao uy tín, hình ảnh, thương hiệu của đơn vị quản lý.
Ứng dụng đáp ứng các quy định về thu giá dịch vụ trông giữ phương bằng giải pháp tiên tiến nhất là không sử dụng tiền mặt, đang triển khai trên thế giới. Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số hướng tới chuyển đổi số cho lĩnh vực trông giữ phương tiện.
Thanh toán tiện lợi, hoàn toàn tự động, đa dạng các phương thức thanh toán (QR Code, Tài khoản ePass liên kết Viettel Money...), hạn chế dùng tiền mặt. Được cung cấp công cụ tìm kiếm các điểm đỗ xe nhanh chóng, dễ dàng, hạn chế xe phải đi lòng vòng tìm chỗ đỗ gây mất thời gian, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.
Được biết, trong giai đoạn thí điểm, các đơn vị cung cấp giải pháp sẽ chủ động trang bị miễn phí các thiết bị, phần mềm quản lý. Thời gian thí điểm dự kiến sẽ kéo dài từ 3-6 tháng, đủ để khắc phục những vương mắc phát sinh từ thực tiễn cũng như đánh giá được tính hiệu quả, ổn định của các giải pháp công nghệ thông minh trước khi thành phố chính thức triển khai giai đoạn mở rộng.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ chọn Hà Nội xây dựng thành phố thông minh, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các dịch vụ, quản lý trên địa bàn, từng bước thực hiện việc giảm dần thanh toán bằng tiền mặt.
Trong các dự án được phê duyệt có dự án xây dựng Khu đô thị Nam Thăng Long (một phần chưa giải phóng mặt bằng trong các giai đoạn) của Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long và dự án trung tâm Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (giai đoạn 2) của Công ty TNHH phát triển THT.
Ngày 12/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đường tránh Quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 175/TTg-CN ngày 13/3/2024 về việc đầu tư Cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức PPP.
Bệnh viện Chấn thương dự kiến được đặt tại lô đất YT-5 thuộc cụm y tế chuyên sâu Tân Kiên - khu vực đã có sân bay trực thăng và trong tương lai cũng sẽ xây dựng Trung tâm Cấp cứu 115, Ngân hàng máu.
UBND TP Hà Nội vừa qua đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình với 49 dự án, tổng diện tích hơn 24 ha; trong đó có nhiều dự án bất động sản cao tầng.
Đây là 1 trong 49 dự án được Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất trong năm 2024 của UBND quận Ba Đình.
Trong 19 dự án vốn ngoài ngân sách nằm trong kế hoạch kiểm tra có một loạt các dự án bất động sản, khu đô thị quy mô lớn.
Hàng chục khu đô thị, khu dân cư lớn có tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” mời gọi, công bố nhà đầu tư; trong đó nhiều nhà đầu tư cạnh tranh quyết liệt tại các dự án đã được mở hồ sơ đăng ký…
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án "Thành phố thông minh", tại xã Vĩnh Ngọc, xã Hải Bối và xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo phê duyệt, dự án được thực hiện tại các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 6.338 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư 1.267 tỷ đồng.