Sân bay Biên Hòa |
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức đối tác công tư như đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông vận tải và ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh Đồng Nai trong quá trình triển khai Dự án.
UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai.
Theo Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ quyết định thay thế quy mô, cấp sân bay Cảng hàng không Biên Hòa tại mục 15 phần II Phụ lục I cấp 4C bằng cấp 4E;
Thay thế quy mô, cấp sân bay Cảng hàng không Biên Hòa tại mục 18 phần II Phụ lục II cấp 4C bằng cấp 4E.
Hồi tháng 11/2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo đầu tư, xây dựng cảng hàng không Biên Hòa thành sân bay lưỡng dụng theo quy hoạch của Chính phủ.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, cảng hàng không Biên Hòa hiện có 2 đường băng cùng hệ thống phục vụ bay. Để khai thác lưỡng dụng, cảng cần xây thêm nhà ga, làm mới diện tích sân đỗ cho máy bay cùng các hệ thống chiếu sáng, dẫn đường để cho các loại máy bay thương mại cỡ lớn cất, hạ cánh.
Sân bay Biên Hòa thời kỳ 2021 - 2030 dự kiến có công suất đón 5 triệu khách/năm, định hướng tới năm 2050 đón 10 triệu khách/năm, với diện tích khoảng 1,050 ha. Chi phí ước tính đầu tư theo quy hoạch khoảng 6,655 tỷ đồng.
Sân bay quân sự Biên Hòa được xây dựng từ năm 1955, thuộc địa phận TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách sân bay Tân Sơn Nhất của TPHCM khoảng 30 km.
Sân bay Biên Hòa nằm ở vị trí đắc địa, có tầm quan sát tốt, lại ở cửa ngõ phía đông bắc TPHCM, có hướng cất hạ cánh gần song song và cùng chiều với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, có đường băng cách nhau không xa nên thuận lợi trong việc cả hai sân bay cùng hoạt động. Sân bay Biên Hòa cũng đã có sẵn hai đường băng dài 3,6 km cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, kho tàng, hệ thống đài chỉ huy bay,…
Khi sân bay Biên Hòa được đưa vào khai thác dân sự, Đồng Nai sẽ là địa phương đầu tiên cả nước sở hữu cùng lúc hai sân bay phục vụ dân sự - thương mại là sân bay quốc tế Long Thành và sân bay lưỡng dụng Biên Hòa.
Bệnh viện Chấn thương dự kiến được đặt tại lô đất YT-5 thuộc cụm y tế chuyên sâu Tân Kiên - khu vực đã có sân bay trực thăng và trong tương lai cũng sẽ xây dựng Trung tâm Cấp cứu 115, Ngân hàng máu.
UBND TP Hà Nội vừa qua đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình với 49 dự án, tổng diện tích hơn 24 ha; trong đó có nhiều dự án bất động sản cao tầng.
Đây là 1 trong 49 dự án được Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất trong năm 2024 của UBND quận Ba Đình.
Trong 19 dự án vốn ngoài ngân sách nằm trong kế hoạch kiểm tra có một loạt các dự án bất động sản, khu đô thị quy mô lớn.
Hàng chục khu đô thị, khu dân cư lớn có tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” mời gọi, công bố nhà đầu tư; trong đó nhiều nhà đầu tư cạnh tranh quyết liệt tại các dự án đã được mở hồ sơ đăng ký…
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án "Thành phố thông minh", tại xã Vĩnh Ngọc, xã Hải Bối và xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo phê duyệt, dự án được thực hiện tại các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 6.338 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư 1.267 tỷ đồng.
5 tuyến cao tốc hiện đang chỉ có 2 làn xe là La Sơn -Hoà Liên; Hoà Lạc -Hoà Bình; Yên Bái -Lào Cai; Thái Nguyên -Chợ Mới và Cam Lộ - La Sơn sẽ được ưu tiên đầu tư mở trước. Các tuyến còn lại sẽ chờ bố trí nguồn vốn...
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tỉnh Tây Ninh.
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau khi ông đi thị sát một loạt công trình giao thông quan trọng của quốc gia.