Theo Quyết định, điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Công an.
Cụ thể, đối với tỉnh Điện Biên, chỉ tiêu sử dụng đất điều chỉnh đến năm 2025 như sau: Đất nông nghiệp 893.853 ha; đất phi nông nghiệp 31.662 ha, trong đó đất an ninh 458 ha.
Đối với tỉnh Lai Châu, chỉ tiêu sử dụng đất điều chỉnh đến năm 2025 như sau: Đất nông nghiệp 668.918 ha; đất phi nông nghiệp 44.166 ha, trong đó đất an ninh 124 ha, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia 12.478 ha.
Đối với tỉnh Sơn La, chỉ tiêu sử dụng đất điều chỉnh đến năm 2025 như sau: Đất nông nghiệp 1.148.854 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 280.674 ha; đất phi nông nghiệp 71.787 ha, trong đó đất an ninh 655 ha…
(Chi tiết điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này); các chỉ tiêu sử dụng đất còn lại thực hiện theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất không làm thay đổi mục tiêu, tầm nhìn, các dự án đã được xác định
Quyết định nêu rõ, việc điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công an không làm thay đổi mục tiêu, định hướng không gian, tầm nhìn, chỉ tiêu sử dụng đất, các dự án đã được xác định trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ các chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ tại Quyết định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an khẩn trương hoàn thành việc lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng 5 năm 2021 - 2025, kế hoạch sử dụng đất an ninh 5 năm 2021 - 2025.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương hoàn thành lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ và đồng bộ, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, cập nhật biến động, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổng hợp báo cáo đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh linh hoạt chỉ tiêu giữa các địa phương chưa sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả cho các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, khai thác sử dụng tài nguyên đất hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổng hợp, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030.
Theo báo cáo vừa được công bố, năm 2023, Vinaconex - ITC lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất của doanh nghiệp này kể từ khi hoạt động từ năm 2008 đến nay.
Theo danh sách vừa được công bố, hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có 60.757 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm, với mức nợ thấp nhất hơn 1,2 triệu đồng đến cao nhất là hơn 57 tỷ đồng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Thị trường bất động sản nhà ở đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường.
Dự án khu công nghiệp Thịnh Phát mở rộng tại xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với quy mô sử dụng đất của dự án 112,87 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.443,122 tỷ đồng.
Đại diện các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank....; cho biết khó khăn trong giải ngân gói tín dụng thương mại 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội là khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỷ suất lợi nhuận của các dự án nhà ở xã hội…
Năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ phục hồi mới với sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh nhờ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản…
72 thửa đất này nằm trong khu LK3 và LK4 thuộc dự án Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất xã Thụy Lâm với diện tích từ 87 - 167m2/thửa.
UBND TP Hà Nội vừa qua đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình với 49 dự án, tổng diện tích hơn 24 ha; trong đó có nhiều dự án bất động sản cao tầng.
Đây là 1 trong 49 dự án được Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất trong năm 2024 của UBND quận Ba Đình.
Không chỉ “vắng bóng” dự án mở bán mới ở một số phân khúc, việc nhiều chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng càng khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng.