Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, Nghị quyết nêu rõ, ưu tiên huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt nguồn lực khu vực tư nhân để đầu tư các công trình trọng điểm, động lực, có tính lan tỏa, kết nối vùng, kết nối các phương thức vận tải khác nhau.
Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và các hành lang kết nối của vùng.
Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến Metro tại Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc,…cụ thể:
Về đường bộ, đến năm 2027, hoàn thành tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, mở rộng quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Phấn đấu đến năm 2030, đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch tuyến đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long và các đường song hành với các tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 tại Hà Nam và các địa phương trong vùng phù hợp với quy hoạch và khả năng cân đối nguồn vốn; Mở rộng các tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Bắc Giang, Hòa Lạc - Hòa Bình,…;
Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ đạt cấp III, mở rộng tối thiểu 4 - 6 làn xe đối với đoạn qua đô thị, đường tỉnh cơ bản đạt cấp III, IV; Cải tạo, nâng cấp và mở rộng một số đoạn ưu tiên trên một số quốc lộ như: Quốc lộ 6 đoạn Yên Nghĩa - Xuân Mai, Quốc lộ 21C đoạn Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, Quốc lộ 38C, Quốc lộ 4B đoạn qua tỉnh Quảng Ninh, đường bộ ven biển qua Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, đường vành đai 5 đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc,…
Về đường sắt, tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận đạt tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thành tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh), tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng), tuyến vành đai phía Đông - Hà Nội (đoạn Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi). Xây dựng lộ trình nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc,... và tuyến Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long).
Cải tạo các tuyến đường thủy nội địa Hải Phòng, Quảng Ninh về Hà Nội, Việt Trì, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và tuyến ven biển Vạn Gia - Ka Long; nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên Sông Hồng.
Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các bến mới tại khu bến cảng Lạch Huyện (bến số: 3, 4, 5, 6, 7, 8) thuộc cảng biển Hải Phòng để khai thác hiệu quả cảng quốc tế Lạch Huyện. Nghiên cứu đầu tư các bến cảng mới tại cảng biển Quảng Ninh theo quy hoạch.
Hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn theo quy mô quy hoạch. Nghiên cứu, xác định vị trí và các chỉ tiêu quy hoạch Cảng hàng không quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội vừa cho biết, Ban sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội vào tháng 6/2023.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng nghiên cứu, lập đề xuất chủ trương đầu tư đối với 3 công viên: Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo; quận Hà Đông sớm đề xuất, triển khai đầu tư xây dựng Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông...
Chính phủ bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 số tiền 31.392 tỷ đồng cho Bộ GTVT để bố trí kế hoạch vốn cho 05 dự án đã được Quốc hội cho phép chuyển từ vốn vay về cho vay lại...
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 16/TTg-CN ngày 3/2/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất nên mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot của các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia và đường sắt tốc độ cao chứ không làm ở Thường Tín...
Chiều 2/2, UBND thành phố Hải Phòng đã khởi công xây dựng cầu Lại Xuân, bắc qua sông Đá Bạch kết nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh...
Cả nước có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bình Phước… đã đạt được nhiều thành công trong quản lý đô thị thông minh, ứng dụng đô thị thông minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, các tỉnh, thành phố vận dụng tối đa khuôn khổ pháp lý hiện hành để huy động các nguồn lực hợp pháp trong phát triển đô thị.
Kiểm tra thực địa dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công đồng loạt ở cả 3 tỉnh, thành phố, phấn đấu tháng 6/2025 hoàn thành dự án.
Thành phố sẽ cần phải đạt được vào năm 2030 như: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP Hà Nội trên 40%. Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực tối thiểu 20%. Năng suất lao động tăng tối thiểu 8%...