Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 10:32

Vành đai 4 TP.HCM: Đề xuất phương án giảm được hơn 4.000 tỷ đồng

Sở GTVT đề xuất nắn chỉnh hướng tuyến của đường vành đai 4 TP.HCM để giảm khối lượng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giảm chi phí đầu tư…

Vành đai 4 TP.HCM: Đề xuất phương án giảm được hơn 4.000 tỷ đồng |

Vành đai 4 TP.HCM: Đề xuất phương án giảm được hơn 4.000 tỷ đồng

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

1_20230220160845.jpg Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM gửi Chính phủ và Bộ GTVT, quy hoạch tuyến vành đai 4 dài 199km có điểm đầu tại đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm cuối tuyến nối trục Bắc - Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước TP.HCM. Toàn bộ dự án đi qua 5 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vào tháng 9/2021, Thủ tướng đã có văn bản giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thuộc tuyến đường này.

Trong đó, TP.HCM được giao làm cơ quan có thẩm quyền triển khai đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) chiều dài 17km. Ở giai đoạn 1, dự án làm 4 làn xe, đường song hành hai bên tại một số vị trí đi qua khu dân cư và giải phóng mặt bằng một lần rộng 74,5m theo quy mô hoàn chỉnh.

Sau khi rà soát hiện trạng, Sở GTVT Thành phố tham mưu cơ bản thống nhất trùng hướng tuyến quy hoạch, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 17.791,6 tỷ đồng (hướng tuyến tại vị trí tiếp giáp tỉnh Bình Dương tại cầu Phú Thuận vượt sông Sài Gòn và tiếp giáp tỉnh Long An tại cầu kênh Thầy Cai).

Tuy nhiên, theo Sở GTVT, để giảm khối lượng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giảm chi phí đầu tư dự án thì phương án khả thi nhất là nắn chỉnh hướng tuyến đoạn dài 14,1 km về phía Nam từ 0 - 1.300m tránh đường hiện hữu, đoạn 2,5 km còn lại trùng quy hoạch.

Tuyến này cắt ngang qua khu quy hoạch Khu công nghiệp Tây Bắc giai đoạn 2 được quy hoạch từ năm 2007 đến nay chưa xây dựng.

Theo Sở GTVT TP.HCM, việc chọn phương án này do hướng tuyến thẳng nhất, con đường ngắn nhất. Chi phí đầu tư khoảng 13.631 tỷ đồng (tiết kiệm 4.160 tỷ đồng), thấp nhất so với các phương án còn lại.

Đáng chú ý, phương án này cũng giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống ổn định của người dân (chỉ phải di dời 481 căn nhà, công trình thay vì 486 hay 1.150 theo 2 phương án còn lại.)

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202302/vanh-dai-4-tphcm-de-xuat-phuong-an-giam-duoc-hon-4000-ty-dong-3aa23d1/

Tin liên quan