Thứ 6 ngày 19 tháng 4 năm 2024 / 1:1

"Lộ sáng" số tiền lớn Vicem đã rót vào tòa tháp bỏ hoang gần 10 năm ở Hà Nội

Theo báo cáo tài chính được công bố, tính đến cuối tháng 6/2022, Vicem đã đầu tư gần 774 tỷ đồng vào tòa tháp bỏ hoang gần 10 năm trên đường Phạm Hùng, Hà Nội.
"Lộ sáng" số tiền lớn Vicem đã rót vào tòa tháp bỏ hoang gần 10 năm ở Hà Nội | "Lộ sáng" số tiền lớn Vicem đã rót vào tòa tháp bỏ hoang gần 10 năm ở Hà Nội | thị trường | doanh nghiệp | tiêu điểm | quy hoạch | hạ tầng | dự án | tài chính |

 

Hơn một tuần nay, tòa tháp Vicem bỏ hoang gần chục năm trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) gây chú ý dư luận. 

Từ nhiều năm nay, việc các dự án bỏ hoang ở Hà Nội không phải là của hiếm. Cụ thể, như phản ánh của chúng tôi thời gian qua, tại thành phố hiện không chỉ có tòa tháp Vicem hoang hóa trên "đất vàng" Thủ đô mà hàng trăm dự án bất động sản khác cũng đang trong tình trạng tương tự.

Điển hình, cách dự án Vicem bỏ hoang khoảng 4km về phía cầu Thăng Long, tại "khu đô thị nhà giàu" - Ciputra, dự án xây trụ sở Ngân hàng Viettinbank nghìn tỷ cũng đang bỏ hoang hàng chục năm.

Hay khu đất xây trụ sở văn phòng của Ngân hàng SHB trên phố Hàng Bài, cách hồ Hoàn Kiếm và UBND Hà Nội vài bước chân cũng đang bỏ hoang. Một dự án khác, khu đất xây trụ sở Vietcombank cũng đang để đất không cho cỏ mọc gần công viên Cầu Giấy....

Tuy nhiên, tòa tháp bỏ hoang Vicem gây chú ý dư luận khi mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản đề xuất Thủ tướng cho phép Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiếp tục hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (tháp Vicem) tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, TP Hà Nội để đưa vào kinh doanh, khai thác. Đề xuất này dựa trên chính nhu cầu của Vicem sau nhiều năm doanh nghiệp dừng xây dựng dự án.

Theo tìm hiểu, dự án này được phê duyệt tại Quyết định số 01510 của Hội đồng thành viên Vicem vào tháng 9/2010 trên khu đất rộng hơn 8.500 m2, diện tích xây dựng là 2.800 m2, công trình gồm 31 tầng nổi và 4 tầng hầm. Mục tiêu xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại.

Dự án được khởi công vào năm 2011, dự kiến hoàn thành sau khoảng 3 năm nhưng chậm tiến độ, sau đó được lùi thời hạn đi vào hoạt động sang cuối năm 2017. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án gần 1.952 tỷ đồng và được điều chỉnh tăng lên hơn 2.743 tỷ đồng vào tháng 7/2019. Tiếp đó, dự án được gia hạn tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý 4/2020.

Nhưng sau 5 năm xây dựng hoàn thành phần thô của tòa tháp, từ tháng 8/2015, Vicem bất ngờ để hoang hóa đến nay.

Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của Vicem, doanh nghiệp ghi nhận gần 2.588 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang tại các dự án, công trình; trong đó, dự án chiếm chi phí lớn nhất là tháp Vicem với gần 774 tỷ đồng.

vicem-20230512153853613.png

(Nguồn: BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022).

Về kết quả kinh doanh năm 2022, "ông lớn" xi măng này ghi nhận tổng doanh thu đạt 39.453 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch năm 2022 và tăng hơn 16% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ) đạt hơn 1.532 tỷ đồng, thực hiện được 89,8% kế hoạch năm 2022 và giảm gần 31% so với năm 2021.

Được biết, thời gian qua, sau khi bỏ hoang dự án, để tránh lãng phí tài sản nhà nước, trong giai đoạn 2016-2021, Vicem nhiều lần đề nghị Bộ Xây dựng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng tòa tháp để hoàn vốn đầu tư.

Bộ Xây dựng cũng báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận cho Vicem chuyển nhượng dự án vào năm 2017.

Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa chuyển nhượng được do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước.

Hơn nữa, việc chuyển nhương dự án diễn ra trong giai đoạn thị trường bất động sản, đặc biệt phân khúc trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê gặp nhiều khó khăn, nên Vicem chưa thực hiện được.

Liên quan đề xuất "hồi sinh" dự án, trao đổi với báo chí, ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem cho biết, Tổng công ty đã bỏ tiền đầu tư tòa tháp nhiều năm nhưng gặp vướng mắc nên chưa thể hoàn thiện, phải chấp nhận để hoang.

Hiện nay, điều kiện tài chính cho phép nên Vicem muốn đề xuất cấp có thẩm quyền cho tiếp tục hoàn thiện tòa tháp để đưa vào kinh doanh, khai thác, tránh tình trạng lãng phí tài sản nhà nước kéo dài.

“Vicem là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên tòa tháp sau khi hoàn thành cũng là tài sản của Nhà nước, ông Dũng cho biết thêm.

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/lo-sang-so-tien-cuc-lon-vicem-da-rot-vao-toa-thap-bo-hoang-gan-10-nam-o-ha-noi-2218.htm

Tin liên quan