Temu gia nhập thị trường Việt mang lại những gì?
Nền tảng mua sắm giảm giá quốc tế Temu, được điều hành bởi PDD Holdings, chủ sở hữu Pinduoduo, đang có kế hoạch mở rộng sang Việt Nam. Temu ra mắt vào năm 2022, thuộc sở hữu của PDD Holdings - công ty mẹ của Pinduoduo, một “quái vật” trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc.
Temu tập trung khai thác thị trường quốc tế, khởi đầu từ Mỹ trước khi mở rộng sang các nước Châu Âu, Đông Nam Á. Nhờ giá rẻ, chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ và khả năng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, Temu nhanh chóng đạt được những bước tiến thần tốc.
Dựa trên phân tích dữ liệu từ Sensor Tower tại Mỹ, tính đến tháng 8, số lượng người dùng toàn cầu của Temu đã đạt 91% so với Amazon. Dự kiến, Temu sẽ vượt qua Amazon trước khi năm 2024 kết thúc.
Theo đó, Temu, nền tảng thương mại điện tử phổ biến thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Amazon, Temo chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Nhưng người dùng có thể vào các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, hỗ trợ thanh toán qua các loại thẻ như Visa, JCB…
Temu cung cấp mọi mặt hàng, từ quần áo, thiết bị điện tử đến đồ nội thất, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe... Theo ghi nhận ở thời điểm hiện tại, Temu đang áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển, giao tận tay khách hàng tại Việt Nam trong vòng 4-7 ngày, cho phép trả hàng trong vòng 90 ngày, kèm chương trình khuyến mãi lên đến 90%. Việc Temu ra mắt đúng giai đoạn kinh tế khó khăn, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu cũng là một động lực khiến khách hàng tải app.
Thách thức cho thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Dù đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, việc Temu thâm nhập vào Việt Nam dường như bị thúc đẩy quá nhanh. Hiện tại, trang web của Temu tại Việt Nam chỉ hỗ trợ tiếng Anh, cùng với các giao dịch chỉ được thực hiện qua thẻ tín dụng và Google Pay, trong khi không có sự hỗ trợ cho dịch vụ thanh toán di động hàng đầu của Việt Nam là Momo. Điều này có thể gây trở ngại lớn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Tại Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực với dân số khoảng 100 triệu người, nhưng Temu vẫn chưa nắm bắt được nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Temu chưa thực sự hoàn thiện nền tảng phục vụ người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra thị trường cho Temu.
Mặc dù nền tảng này đã phát triển nhanh chóng với mô hình ký gửi hoàn toàn, nhưng sự tồn tại của Temu cũng mang đến rủi ro lớn cho các doanh nghiệp MSME tại Việt Nam, vốn đã phải vật lộn với các vấn đề cạnh tranh và áp lực từ các sản phẩm giá rẻ. Khi hàng hóa từ Trung Quốc tràn vào thị trường với giá cả cạnh tranh, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm những món hời hơn, tuy nhiên điều này lại tiềm ẩn nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước.
Meet More là một doanh nghiệp sản xuất cà phê có 30-40% doanh thu từ kênh thương mại điện tử, song chủ yếu bán qua các sàn của nước ngoài như Tiktok, Shopee, Lazada.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty Meet More thừa nhận ông và các đơn vị nội địa khác đang gặp bất lợi khi cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc trên chính sân nhà vì "không chủ động về công nghệ".
Theo ông Luận, các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc thường có những bước đi chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, họ hỗ trợ cho sản phẩm nội địa bằng chính sách miễn phí vận chuyển hoặc tặng phiếu giảm giá (voucher). Ngược lại, hàng Việt sẽ không được hưởng chính sách này. Chưa kể, các sàn này cũng tính phí phải trả của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn.
Dù vậy, chuyên gia này cho rằng giá rẻ và sự đa dạng sản phẩm chỉ là lợi ích trước mắt. Trong dài hạn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro về chất lượng sản phẩm.
Với mô hình kinh doanh mà Temu áp dụng, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng địa phương như người bán lẻ và vận chuyển có thể gặp khó khăn. Hành vi cắt giảm các bên trung gian cho phép Temu giữ giá thấp, gây áp lực lớn lên các thương nhân nhỏ trong nước.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Hợp tác xã và Doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia đã phải thốt lên rằng Temu là một mối đe dọa lớn hơn cả TikTok Shop. Nước này đã cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp MSME và ngăn chặn các sản phẩm giá rẻ tràn vào. Một lý do nữa để Indonesia cấm Temu là ứng dụng này không phải là nền tảng thương mại điện tử đã đăng ký tại Indonesia.
Nền tảng này cũng đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn ở Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Tháng trước, Washington đã công bố các biện pháp nhằm đóng lỗ hổng theo quy tắc de minimis gây tranh cãi, miễn thuế nhập khẩu, thuế và kiểm tra nghiêm ngặt đối với các lô hàng có giá trị dưới 800 USD.
Việt Nam cần phải quan sát để không rơi vào tình trạng tương tự. Nếu Temu tiếp tục thâm nhập thị trường mà không có sự điều chỉnh và quản lý thích hợp, các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn. Những sản phẩm giá rẻ và dễ dàng tiếp cận từ Temu có thể làm tổn thương các nhà sản xuất trong nước và những người kinh doanh nhỏ lẻ.
Như chị Mai Hương, một chủ cửa hàng nhỏ cho biết, việc kinh doanh đã trở nên khó khăn hơn kể từ khi Temu cùng các sàn thương mại điện tử quốc tế khác như Shein, Taobao gia nhập thị trường. "Trước đây tôi có thể nhập hàng từ các nguồn khác nhau, giờ đây, sự xuất hiện các nền tảng này đã làm thay đổi cách thức tiêu thụ hàng hóa", chị Hương nói.
Giải pháp thích ứng phù hợp
Với cục diện thị trường hiện nay, CEO Meet More Nguyễn Ngọc Luận nhận định giải pháp là doanh nghiệp cần tham gia dàn trải vào nhiều kênh, sàn khác nhau, gồm kênh truyền thống như siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Trước mắt, Nhà nước cần có chính sách nhằm hạn chế sản phẩm không đảm bảo chất lượng, theo ông Nguyễn Ngọc Luận. Về lâu dài, các chính sách bảo vệ hàng nội địa, đặc biệt là nông sản, cần được tính tới. Chẳng hạn, chính sách thuế cần được xây dựng theo hướng phân biệt giữa hàng nội địa và ngoại nhập, để tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Giải pháp về hàng rào thuế quan nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nước cũng từng được đề cập tới gần đây. Trước đó, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã đề nghị thu thuế VAT với hàng hóa dưới 1 triệu đồng thông qua các sàn thương mại điện tử.
Để đảm bảo rằng sự gia nhập của Temu không gây ra những hệ lụy tiêu cực, các cơ quan chức năng cần có chiến lược rõ ràng trong việc quản lý các nền tảng thương mại điện tử. Cần thiết có những quy định nhằm bảo vệ các MSME trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc Temu có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như Việt Nam phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh chiến lược của họ. Nếu Temu tiếp tục áp dụng các chính sách không thân thiện với doanh nghiệp trong nước, điều này có thể dẫn đến những phản ứng từ cả cơ quan quản lý và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, để cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm hoặc giá trị gia tăng độc đáo, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hàng. Điều này có thể đạt được qua việc hợp tác với các công ty logistics địa phương và quốc tế./.
Theo danh sách được ngân hàng công bố, SHB có ba cổ đông tổ chức và 4 cổ đông cá nhân nắm giữ trên 1% vốn điều lệ, trong đó Tập đoàn T&T và người có liên quan chiếm 20,09% vốn ngân hàng.
Mới đây, công ty Vàng Phú Nhuận đã công bố tình hình kinh doanh trong 3 quý đầu năm 2024 với lợi nhuận sau thuế gần 1.400 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội, kinh tế 9 tháng năm nay đã có nhiều khởi sắc.
Từ nay đến hết ngày 28/02/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/10/20224, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động, với một số ngân hàng đã vượt mức 6%.
Thời buổi kinh tế số lên ngôi, các sàn thương mại điện tử đã trở thành nơi giao dịch mua bán thường xuyên của mọi người. Nửa đầu năm 2024, 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu đã ghi nhận doanh số gần 144.000 tỷ đồng.
Dù sở hữu khối tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng song những nữ đại gia này gần như chưa từng xuất hiện trước giới truyền thông.
Với mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2024 là 10.500 tỷ đồng, đến hết 9 tháng, LPBank đã hoàn thành 84% kế hoạch.
Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 44% giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn thuộc bất động sản.
Agribank bất ngờ tăng lãi suất tiền gửi trực tuyến ngày 16/10. Tổng hợp mức lãi suất ở các ngân hàng lớn trong nhóm Big4, mức lãi suất nào là cao nhất?