Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê ngày 6/9/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký cấp mới có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 8,53 tỷ USD, chiếm 71,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,40 tỷ USD, chiếm 20%; các ngành còn lại đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 8,9%.
Trong số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,66 tỷ USD, chiếm 38,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc gần 1,7 tỷ USD, chiếm 14,2%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 1,41 tỷ USD, chiếm 11,7%; Nhật Bản 1,24 tỷ USD, chiếm 10,3%; Thổ Nhĩ Kỳ 731,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đài Loan 660,3 triệu USD, chiếm 5,5%.
Tính riêng vốn đăng ký điều chỉnh, có 926 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,71 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,61 tỷ USD, chiếm 76,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, chiếm 14,4%; các ngành còn lại đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 8,8%.
Trong 8 tháng năm nay, vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.196 lượt với tổng giá trị góp vốn 2,81 tỷ USD, giảm 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 838 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,27 tỷ USD; 1.358 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,54 tỷ USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 811,8 triệu USD, chiếm 28,9% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 588,3 triệu USD, chiếm 20,9%; các ngành còn lại 1,41 tỷ USD, chiếm 50,2%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,28 tỷ USD, chiếm 79,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 9,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 542,3 triệu USD, chiếm 3,8%./.
Trong 8 tháng năm 2024, các khoản thu về nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 9.358 tỷ đồng, tăng 155% so với cùng kỳ năm trước (tương đương với mức tăng hơn 3.350 tỷ đồng).
Theo khảo sát, khung lãi suất vay mua nhà tháng 9 tại các ngân hàng thương mại trong nước đang được triển khai trong khoảng 5,5-9,2%/năm, với thời hạn vay lên đến 35 năm.
8 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 77,6% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất và có hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8/2024.
Bước vào tháng 9, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng vẫn chưa dừng lại, nhiều ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn tại các kỳ hạn.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank đã quyết định miễn nhiệm 2 nhân sự cấp cao là bà Nguyễn Thị Gấm và ông Lê Anh Tùng.
Hiện, ngoài 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) mới có thêm 4 ngân hàng thương mại khác (TPBank, VPBank, MBBank, Techcombank) tham gia chương trình.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt.
Nhiều năm trước đây, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng khá mạnh, có nơi trên 50% bởi ngân hàng nào tăng trưởng tín dụng cao thì lợi nhuận cũng nhiều. Thế nhưng những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng hết sức khó khăn, không phải muốn tăng là tăng, theo chuyên gia.
Việc đổ vốn cho vay và “ôm” nhiều tài sản thế chấp là bất động sản khiến cho nợ xấu gia tăng tại nhiều ngân hàng, điều này buộc các nhà băng phải liên tục rao bán tài sản bảo đảm với mức chiết khấu hấp dẫn nhưng thanh khoản cũng không hề dễ.