Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) ngày 15/7 có thông báo liên quan đến việc thay đổi nhân sự tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB).
Theo đó, HĐQT VPBank đã thông qua quyết định bổ nhiệm ông Kamijo Hiroki giữ chức Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 27/7/2024. Thông tin cụ thể về ông Kamijo Hiroki chưa được công bố.
Theo thông tin trên website, Ban Điều hành của VPBank đang có 17 người, trong đó có ông Nguyễn Đức Vinh giữ vị trí Tổng Giám đốc và 7 Phó Tổng Giám đốc khác đều là người Việt.
Ông Johnson Wei Li Poh - Giám đốc Khối quản trị và phân tích dữ liệu, ông Mochizuki Masashi - Giám đốc Trung tâm phát triển đầu tư Nước ngoài, là hai người nước ngoài trong Ban Điều hành của VPBank.
Như vậy, sau khi bổ nhiệm ông Kamijo Hiroki, Ban điều hành VPB sẽ có tổng cộng 18 thành viên.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, VPBank đã chọn ra thành viên HĐQT mới là ông Takeshi Kimoto và bà Phạm Thị Nhung.
Ông Takeshi Kimoto sinh năm 1970, là đại diện của Sumitomo Mitsui Banking Corporation - SMBC. Trước đó, cuối năm 2023, VPBank hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), đưa ngân hàng này trở thành cổ đông chiến lược của VPBank.
Còn bà Phạm Thị Nhung sinh năm 1980, là cử nhân chuyên ngành Quan hệ quốc tế Đại học Dân lập Đông Đô Hà Nội. Bà Nhung bắt đầu làm việc tại VPBank từ năm 2016.
Từ 20/20/2023 đến nay, bà đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Khối quản lý đối tác và Quan hệ đối ngoại.
Hiện tại, HĐQT VPBank bao gồm 7 thành viên, với ông Ngô Chí Dũng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng.
Tại thị trường chứng khoán, vào cuối phiên sáng ngày 15/7, cổ phiếu VPB đang giao dịch ở mức 19.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch gần 4,3 triệu đơn vị./.
Riêng trong tháng 6/2024, tín dụng tăng trưởng tới 3,6% và trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế.
Số liệu vĩ mô 6 tháng đầu năm cho thấy chế biến, chế tạo, xuất nhập khẩu là điểm sáng, khối FDI dẫn dắt tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công tích cực, lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt...
Hiện ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) có thêm TPbank và VPBank đã đăng ký tham gia chương trình với số tiền mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 6, tín dụng tăng mạnh, các ngân hàng cho biết dòng tiền đi vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhờ kinh tế vĩ mô hồi phục, mở ra tín hiệu tươi sáng đối với doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 5/7 đã ban hành Quyết định số 283/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) với tổng mức phạt là 157,5 triệu đồng.
Nhằm nâng cao trải nghiệm, sự thuận tiện và bảo mật hơn cho khách hàng, KienlongBank bổ sung 2 hình thức nhận thông báo giao dịch và thông báo sửa đổi mã PIN (EPIN) của thẻ tín dụng qua email và OTT trên app KienlongBank Plus.
Khách hàng có nhu cầu vay mua nhà dự án, nhà dân cư sẽ được SHB áp dụng mức lãi suất vô cùng ưu đãi, thời gian vay tới 25 năm, hạn mức tối đa 90% nhu cầu vốn.
Hàng loạt ngân hàng thương mại ra thông báo về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua nhiều vấn đề mới.
Bước sang tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm. Qua đó, tiếp tục duy trì "sóng" tăng lãi suất từ tháng 5 đến nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, niềm tin của nhà đầu tư FDI đang rất tích cực, mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, do đó thu hút FDI cả năm có thể ở mức 39-40 tỷ USD.