Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.
Đại hội đồng cổ đông bất thường của PGBank dự kiến sẽ được tổ chức vào sáng ngày 26/8 tại Khách sạn The Five Residences Hà Nội, số 345 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP.Hà Nội.
Theo đó, Hội đồng quản trị PGBank dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông thông qua bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT PGBank nhiệm kỳ 2020-2025.
Trước đó ngày 20/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của ngân hàng PGBank đã thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của 2 thành viên là ông Nguyễn Thành Lâm (thành viên HĐQT độc lập) và bà Đinh Thị Huyền Thanh. Đến ngày 25/4, bà Đinh Thị Huyền Thanh cũng xin rút khỏi ghế Tổng Giám đốc PGBank.
Theo quy định pháp luật, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền bầu bổ sung thành viên HĐQT mới trong trường hợp số lượng thành viên HĐQT không đủ số lượng tối thiểu.
Vì vậy, PGBank đưa ra danh sách bầu bổ sung 2 thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 bao gồm ông Đào Quốc Tính và bà Cao Thị Thúy Nga. Thông tin chi tiết về 2 cá nhân trên vẫn chưa được công bố.
Được biết, HĐQT ngân hàng PGBank hiện có 4 người với Chủ tịch HĐQT là ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch HĐQT ông Đào Phong Trúc Đại và 2 thành viên HĐQT là ông Đinh Thành Nghiệp và ông Vương Phúc Chính.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường trong năm nay, nhằm đáp ứng sớm các yêu cầu theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng để các cổ đông hiện hữu thực hiện quyền ứng cử, đề cử và tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của KienlongBank là ngày 26/8/2024.
Theo tài liệu công bố, KienlongBank dự kiến sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 10/2024 theo hình thức trực tuyến để trình cổ đông thông qua Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát; quy chế quản trị nội bộ của KienlongBank và các nội dung khác có liên quan. Tại đại hội đồng cổ đông bất thường lần này, KienlongBank cũng sẽ thay đổi cơ cấu, số lượng, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2027.
Việc thay đổi cơ cấu, bổ sung nhân sự giúp KienlongBank kiện toàn, tăng cường năng lực giám sát, quản trị theo Luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực. Đồng thời, nâng cao hơn nữa kết quả đáp ứng các thông lệ về quản trị theo các chuẩn mực mới, làm tiền đề triển khai các giai đoạn nâng cao hơn.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cũng ra thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 là ngày 19/7.
Cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 19/8. Địa điểm tại Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội dung dự kiến được thảo luận là thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ (phương án tăng vốn điều lệ 2024), bầu bổ sung thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028 cũng như sửa đổi một số nội dung trong điều lệ, quy chế và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Mặc dù kế hoạch chào bán 6,5% cổ phần riêng lẻ của Vietcombank đã được đưa ra từ năm 2019 nhưng vẫn chưa hoàn tất. Ngân hàng dự định chào bán 307,6 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược là Mizuho Bank (46,1 triệu cổ phiếu) và các nhà đầu tư khác (261,4 triệu cổ phiếu).
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank) dự kiến cũng sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2024 vào tháng 9 tới, nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028; thông qua tờ trình về việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
Trước đó, HĐQT LPBank cho biết sẽ xem xét trình đại hội phê duyệt điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2023 tại phiên họp bất thường này. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 16,8%./.
Bước sang tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm. Qua đó, tiếp tục duy trì "sóng" tăng lãi suất từ tháng 5 đến nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, niềm tin của nhà đầu tư FDI đang rất tích cực, mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, do đó thu hút FDI cả năm có thể ở mức 39-40 tỷ USD.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/6/2024 có 41 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng (gấp 2,6 so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó tổ chức tín dụng chiếm 63,2% (69,6 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,6% (31,5 nghìn tỷ đồng).
Theo SSI Research, hầu hết các ngân hàng sẽ có NIM ổn định hoặc cải thiện trong quý II nhờ vào sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, 2 ngân hàng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng âm.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị toà tuyên buộc phải trả cho khách hàng 26,9 tỷ đồng và tiền lãi trả chậm trong vụ “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tiền gửi.
Kể từ đầu tháng 6/2024, đã có 23 ngân hàng nâng lãi suất huy động, trong đó có ngân hàng đưa ra mức lãi suất lên đến 9,5%/năm.
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp điều chỉnh tăng hệ số tại các quận từ 6,67% - 8% và tại các huyện từ 7,48% - 9,09%. Đối với đất thương mại dịch vụ điều chỉnh tăng hệ số tại các quận từ 9,68% -11,11% và tại các huyện từ 12% - 13,64%.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là lần thứ 4, thuộc thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định giảm mức thu phí, lệ phí từ 10% đến 50%. Với chính sách này, dự kiến ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.
SHB miễn/giảm nhiều loại phí dịch vụ tài chính và cung cấp nhiều đặc quyền cho các khách hàng doanh nghiệp FDI.
Quy định giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2024 áp dụng với một số nhóm mặt hàng sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay ngày (1/7/2024).