Theo Bộ Tài chính, hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng bình quân được sử dụng làm thước đo lạm phát của nền kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của Quốc hội và Chính phủ theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc điều tra, tính toán và công bố thuộc trách nhiệm của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT).
Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với tháng 7/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Trong tháng 7/2022, trừ nhóm giao thông có chỉ số giá giảm mạnh (-2,85%), còn lại 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,37%), Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,79%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,49%); Đồ uống và thuốc lá (+0,39%), May mặc, mũ nón, giày dép (+0,32%), Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,32%), Thuốc và dịch vụ y tế (+0,05%), Bưu chính viễn thông (0,26%), Giáo dục (+0,2%), Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,43%).
Cũng theo Bộ Tài chính, trong tháng 7/2022, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh do tác động giảm thuế bảo vệ môi trường và biến động giảm từ giá xăng dầu thế giới.
Ở chiều ngược lại, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động tăng trong đó có giá thịt lợn và một số loại thịt gia cầm tăng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá thủy hải sản tươi sống tăng do giá nhiên liệu tăng; giá trứng các loại tăng do đang vào mùa sản xuất bánh Trung thu. Chỉ số giá văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao thứ hai trong các nhóm hàng do nhu cầu tăng vào dịp hè; chỉ số giá điện nước sinh hoạt lũy tiến tăng do nhu cầu sử dụng nhiều điện, nước sinh hoạt vào mùa nắng nóng; giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng lên do nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng; giá dịch vụ vận tải tăng do vào mùa cao điểm du lịch; giá mặt hàng đồ uống tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...
Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất; việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng do Nhà nước quản lý; nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ.
Bên cạnh đó, trong nửa cuối năm, khi các gói trong Chương trình phục hồi của Chính phủ được triển khai quyết liệt, bên cạnh việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi tốt hơn thì ít nhiều cũng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng lên sau một thời gian dài bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, bên cạnh đó cũng có những yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện nay, hầu hết các NHTW trên thế giới đều có những điều chỉnh chính sách trong đó chú trọng thắt chặt chính sách tiền tệ để ưu tiên kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài có thể giúp kiểm soát lạm phát trong nước, kỳ vọng lạm phát được neo giữ tốt hơn.
Đồng thời, sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội và Chính phủ; sự quyết liệt trong chỉ đạo của Ban Chỉ đạo điều hành giá giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân; Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào cùng với các chính sách tài khóa đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
“Bộ Tài chính, thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá sẽ phối hợp với các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra”, Bộ Tài chính cho hay.
Yến Nhi
Việc hạn chế về nguồn cung mới sẽ đẩy người mua sang lựa chọn căn hộ sơ cấp, trong đó chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường, theo chuyên gia Savills.
Huyện Mê Linh cuối tuần vừa qua đã tổ chức thành công phiên đấu giá đối với 33 lô đất tại thị trấn Chi Đông, thu về gần 226 tỷ đồng, chênh gần 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trong đó, lô có giá cao nhất đạt 93 triệu đồng/m2.
Vừa qua, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó bí thư Huyện ủy Hóc Môn (TP.HCM), đề xuất Thành ủy chấp thuận chủ trương cho huyện xây dựng đề án đầu tư - xây dựng huyện Hóc Môn thành TP trực thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, hiện TP Hồ Chí Minh vẫn chưa chốt phương án lên quận hay thành phố.
Ngành công nghiệp hiện vẫn là ngành có mức tăng trưởng tốt và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.
6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao.
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là lĩnh vực kinh tế quan trọng, vậy nên việc tắc “nghẽn” nguồn vốn đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và người dân có nhu cầu mua nhà ở thực, điều này khiến cho thị trường BĐS chững lại.
Giá bán căn hộ quý 2/2022 tại TP.HCM dao động từ mức trung bình thấp nhất là 1,556 USD/m2 (tương đương 36 triệu đồng) đến trung bình cao nhất đạt 15,009 USD/m2 (tương đương 348 triệu đồng), theo nhận định của Cushman & Wakefield.
Vấn đề dòng tiền phát triển dự án bất động sản đang được quan tâm trong thời gian gần đây trước tình hình các ngân hàng đang siết vốn vay cho lĩnh vực bất động sản. Theo chuyên gia Savills Việt Nam, cần xác định rõ các nguồn vốn quan trọng để
Theo ghi nhận, hiện bất động sản tại Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ (Tp.HCM) đã chững lại theo tình hình chung của thị trường bất động sản.
Nhiều sản phẩm bất động sản nhà ở Hà Nội đang liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong khoảng thời gian dài. Chuyên gia lý giải biến động giá như thế nào?