“Đây là có phải điểm mấu chốt để tháo gỡ không? Nếu tháo gỡ được vấn đề này sẽ kích thích sản xuất, trong khi lạm phát đang thấp so với kế hoạch. Đây là vấn đề cần được xem xét, tìm hướng giải quyết...” – Bí thư Hà Nội nói.
Bí thư thành ủy, trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu thảo luận tại tổ ngày 24/10. |
Đề cập về thị trường bất động sản bị xây dựng dở dang, chưa hoàn thành đúng tiến độ, ĐBQH Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần sớm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. Ông nhấn mạnh, “cả nước không biết bao nhiêu dự án bất động sản nằm bất động”.
“Thành phố Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai lâu năm và mới đây đã xử lý hủy được hơn 100 dự án, thu lại để đấu thầu, đấu giá được vài nghìn ha. Nhiều dự án nằm đấy cả chục năm, 20 năm rồi khiến người dân bức xúc, là điểm nóng về mất an ninh trật tự nên phải rà soát xử lý.”- Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
Theo đại biểu Đinh Tiến Dũng, nếu tháo gỡ được những khó khăn cho thị trường bất động sản thì những vấn đề khác sẽ được khơi thông, như thị trường vật liệu xây dựng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt, khi giải quyết được điểm nghẽn với bất động sản sẽ giúp ổn định vĩ mô, khơi thông được vấn đề tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Để giải quyết những bất cập trên, Trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu quan điểm: Quốc hội nên sớm có chỉ đạo, chủ trương rà soát tổng thể, ban hành nghị quyết để giải quyết những khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, bởi vướng mắc ở đây chủ yếu là liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư. Đối với những dự án chậm triển khai, cần tính đúng, tính đủ giá đất, phù hợp với quy định hiện hành và thị trường. Còn đối với chủ đầu tư nào không còn khả năng thực hiện phải giải quyết dứt điểm, không để các dự án xây dựng chậm triển khai kéo dài.
Cùng quan tâm về nội dung trên, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai – Phó trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nợ đọng thuế phí về đất đang gia tăng, nhất là nợ đọng trong các dự án bất động sản.
Theo đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước không chỉ được tính ở các dự án đã triển khai, vận hành, mà nguồn lực đó còn nằm ở các dự án chậm triển khai. Nguồn lực bị tồn đọng ở đây rất lớn và đang bị lãng phí, cần có giải pháp để khơi thông.
Xuân Hưng
Tại Hà Nội giá rao bán dự án Moonlight 1 - An Lạc Green Symphony (huyện Hoài Đức) trong khoảng 39 - 42 triệu đồng/m2; dự án Hoàng Thành Pearl (quận Nam Từ Liêm) giá chào bán trong khoảng 45 - 50 triệu đồng/m2; phân khu Sakura của dự án Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm) giá chào bán trong khoảng 43 triệu đồng/m2…
Trong quý 3 vừa qua, cả nước có 21 dự án nhà ở thương mại với 7.633 căn hoàn thành, tăng 300% so với quý 2/2023.
Công bố từ Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý 3 vừa qua, lượng giao dịch trong phân khúc đất nền tăng hơn so với quý 2/2023 (trong quý 3/2023 có 91.277 giao dịch đất nền, bằng 135,72% so với quý 2/2023).
Trong quý 3 vừa qua, lượng tiêu thụ nguồn cung mới căn hộ tại Đà Nẵng ghi nhận sự phục hồi tích cực, tăng gấp 3,6 lần so với quý trước hay gấp 5,4 lần so với cùng kỳ 2022.
Thị trường bất động sản nhà ở các thành phố lớn đã có dấu hiệu vượt “đáy”, tập trung ở phân khúc chung cư, nhà ở giá dưới 10 tỷ đồng tại khu vực lõi trung tâm. Phân khúc đất nền chưa có tín hiệu tích cực nhưng cũng đã có dấu hiệu vượt “đáy” ở loại hình đất đấu giá, ở khu vực xung quanh Hà Nội, mức giá quanh 2 tỷ đồng, có tỷ lệ hấp thụ 70%-80%...
Các dự án ảnh hưởng lớn đến giá sơ cấp trung bình của thị trường, bao gồm The Global City tại Quận 2 hay The Rivus Elie Saab tại Vinhomes Grand Park Quận 9 (TP.HCM) – đều được Masterise Homes phát triển.
So với các loại hình khác, thời điểm phục hồi của thị trường đất nền có thể sẽ chậm hơn do nhiều yếu tố. Dự báo có thể phải đến cuối năm 2024 thị trường này mới đảo chiều, theo chuyên gia.
Theo chuyên gia, vào quý 4 của năm, dòng tiền từ các nguồn có khả năng sẽ được cải thiện hơn nhờ các khoản đáo hạn vào cuối năm, điều này có thể sẽ là động lực hỗ trợ người mua đưa ra quyết định mua nhà.
Sau 8 năm, giá chung cư TP.HCM và Hà Nội tăng lần lượt là 82% và 56%, trong khi thu nhập của người dân khu vực thành thị chỉ tăng 39%.
Ngoài một “ông lớn” bất động sản mở bán gần 3.800 căn hộ, trong quý 3 vừa qua, TP.HCM không ghi nhận dự án mới nào mở bán do các chủ đầu tư đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thị trường.