DKRA Group vừa phát hành Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận quý 3/2023. Tại báo cáo trên, doanh nghiệp bất động sản này đã chỉ ra những tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường bất động sản miền Trung giai đoạn cận cuối năm 2023.
Theo báo cáo trên, trong quý 3 vừa qua, thị trường căn hộ Đà Nẵng ghi nhận 5 dự án được mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 406 căn hộ, tăng gấp 2,8 lần so với quý trước hay gấp 4,5 lần so với cùng kỳ quý 3/2022. Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán.
Trước đó, trong quý 2/2023, thị trường căn hộ Đà Nẵng ghi nhận chỉ có 2 dự án mở bán với nguồn cung mới khoảng 126 căn, giảm 28% so với quý trước nhưng tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý 3 vừa qua, phân khúc căn hộ hạng A và hạng C dẫn dắt nguồn cung mới, lần lượt chiếm 52,5% và 47,5% tổng nguồn cung mở bán mới toàn thị trường. Các dự án mở bán tập trung tại quận Ngũ Hành Sơn và quận Liên Chiểu thuộc Đà Nẵng.
Lượng tiêu thụ nguồn cung mới trong quý ghi nhận sự phục hồi tích cực, tăng gấp 3,6 lần so với quý trước hay gấp 5,4 lần so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với giai đoạn năm 2019 trở về trước.
Mặc dù vậy, theo báo cáo, phần lớn các dự án tiếp tục dời lịch mở bán để hoàn thiện pháp lý cũng như chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thị trường vào thời điểm cuối năm.
“Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động, cục bộ một số dự án điều chỉnh tăng 2% - 5% so với đợt mở bán trước đó. Thanh khoản thứ cấp cải thiện so với nửa đầu năm 2023, tuy nhiên vẫn ở mức thấp, khó có đột biến trong ngắn hạn”, báo cáo cho biết.
Đáng chú ý, trong khi phân khúc chung cư đang “khuấy động” thị trường bất động sản miền Trung thì phân khúc biệt thự và đất nền vẫn tiếp đà trầm lắng khi nguồn cung mới ra thị trường không có hoặc tiếp tục giảm mạnh.
Cụ thể, đối với phân khúc biệt thự, trong quý 3 vừa qua tại các tỉnh miền Trung không ghi nhận nguồn cung mới. Nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng trước bối cảnh khó khăn chung của thị trường cũng như những nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ.
Sức cầu chung thị trường ở mức thấp, lượng tiêu thụ sơ cấp bằng 19% so với cùng kỳ, giao dịch tập trung ở những dự án có pháp lý hoàn thiện và được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn.
Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ. Những chính sách ưu đãi, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, cam kết cho thuê,… tiếp tục được áp dụng rộng rãi nhằm gia tăng thanh khoản.
Thị trường thứ cấp kém sôi động, giá bán tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý trước nhưng giảm 3% - 6% so với giai đoạn đầu năm. Phần lớn lượng giao dịch tập trung vào những dự án đã bàn giao nhà, có pháp lý hoàn thiện với mức giá bán từ 3 - 5 tỷ đồng/căn.
Với đất nền, báo cáo cho biết, nguồn cung mới trong quý 3/2023 ghi nhận giảm 68% so với quý trước và giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 93% tỷ trọng nguồn cung tập trung tại Quảng Nam, Thừa Thiên Huế tiếp tục tình trạng khan hiếm nguồn cung mới.
Lượng tiêu thụ giảm, bằng 14% so với quý trước, tương đương 2% so với cùng kỳ. Giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm sản phẩm có mức giá trung bình 10.8 triệu đồng/m2. Phần lớn các dự án đóng giỏ hàng để chờ đợi tín hiệu tích cực từ thị trường.
Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với lần mở bán trước đó. Các chính sách chiết khấu, cam kết lợi nhuận, hỗ trợ ngân hàng,... tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.
Thanh khoản thứ cấp ghi nhận ở mức trung bình - thấp, mức giảm trung bình 8% - 10%, mức giảm tập trung chủ yếu ở các dự án đã triển khai lâu năm, tuy nhiên chưa hoàn thiện hạ tầng, pháp lý.
“Việc hoàn thiện các hồ sơ quy hoạch, thủ tục đầu tư, hệ thống pháp luật liên quan,... còn nhiều bất cập, vướng mắc đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cũng như thanh khoản của thị trường trong thời gian qua”, báo cáo cho biết.
Minh Quân
Thị trường bất động sản nhà ở các thành phố lớn đã có dấu hiệu vượt “đáy”, tập trung ở phân khúc chung cư, nhà ở giá dưới 10 tỷ đồng tại khu vực lõi trung tâm. Phân khúc đất nền chưa có tín hiệu tích cực nhưng cũng đã có dấu hiệu vượt “đáy” ở loại hình đất đấu giá, ở khu vực xung quanh Hà Nội, mức giá quanh 2 tỷ đồng, có tỷ lệ hấp thụ 70%-80%...
Các dự án ảnh hưởng lớn đến giá sơ cấp trung bình của thị trường, bao gồm The Global City tại Quận 2 hay The Rivus Elie Saab tại Vinhomes Grand Park Quận 9 (TP.HCM) – đều được Masterise Homes phát triển.
So với các loại hình khác, thời điểm phục hồi của thị trường đất nền có thể sẽ chậm hơn do nhiều yếu tố. Dự báo có thể phải đến cuối năm 2024 thị trường này mới đảo chiều, theo chuyên gia.
Theo chuyên gia, vào quý 4 của năm, dòng tiền từ các nguồn có khả năng sẽ được cải thiện hơn nhờ các khoản đáo hạn vào cuối năm, điều này có thể sẽ là động lực hỗ trợ người mua đưa ra quyết định mua nhà.
Sau 8 năm, giá chung cư TP.HCM và Hà Nội tăng lần lượt là 82% và 56%, trong khi thu nhập của người dân khu vực thành thị chỉ tăng 39%.
Ngoài một “ông lớn” bất động sản mở bán gần 3.800 căn hộ, trong quý 3 vừa qua, TP.HCM không ghi nhận dự án mới nào mở bán do các chủ đầu tư đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thị trường.
Theo khảo sát, hiện giá sơ cấp đạt 54 triệu VNĐ/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp và cao hơn 77% so với quý 1/2019.
“Trong quá trình sửa đổi luật, có nhiều ý kiến cho rằng tại sao không nâng lợi nhuận lên 15%? Chúng tôi đã khảo sát và thấy rằng, như vậy sẽ làm nâng giá bán nhà cho người thu nhập thấp”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nói.
Thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ diễn biến theo kịch bản tốt hơn, “cú hích” lớn sẽ bắt đầu từ đầu quý 1/2024, bởi lãi suất đã và đang giảm; độ ngấm của chính sách tại thời điểm đó cũng sẽ tốt hơn…, theo chuyên gia.
Đó là khẳng định của Ts. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Thu lần thứ nhất với chủ đề “Dự báo thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản và khuyến nghị đầu tư” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sáng nay.