Sáng 8/11, tham gia thảo luận về công tác phòng, chống vi phạm, tội phạm và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đặc biệt quan tâm đến “chiêu trò lách luật” phố biến trong hoạt động đấu thầu.
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy.
ĐB tỉnh Bắc Kạn nêu rõ:
Thứ nhất, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu. Theo ĐB, để phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, nhất là đối với những trường hợp cấp bách hoặc đối với những khoản chi nhỏ, Luật Đấu thầu đã quy định các trường hợp được chỉ định thầu, quy định các hạn mức để được áp dụng chỉ định thầu, loại dưới 100 triệu, dưới 500 triệu và dưới 1 tỷ. Tuy nhiên, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu diễn ra rất phức tạp trên thực tế và đã được thể hiện trong nhiều kết luận thanh tra, kết luận điều tra các vụ án, vụ việc.
“Một trường hợp được nêu nhiều trong thời gian vừa qua liên quan đến một bệnh viện đa khoa của tỉnh. Kết luận thanh tra của tỉnh đã chỉ rõ, tổng giá trị hàng hóa mua sắm chỉ hơn 95 tỷ nhưng Giám đốc bệnh viện đã ban hành tới 1.165 quyết định chỉ định thầu, với giá trị của mỗi gói thầu đều dưới 100 triệu.” – ĐB Nguyễn Thị Thủy nêu ví dụ.
ĐB tỉnh Bắc Kạn cũng nêu rõ, lợi dụng các quy định về chia tách hoặc gộp gói thầu, có những trường hợp chia nhỏ các gói thầu theo kiểu chia phần để mỗi nhà thầu thân hữu trúng một phần. Hoặc có trường hợp gom nhiều gói thầu nhỏ khác nhau lại để tạo thành một gói thầu hết sức phức tạp mà chỉ có một doanh nghiệp cụ thể mới có thể đáp ứng được, để từ đó tránh được những thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh.
Nói về “chiêu trò” cài cắm các điều khoản hướng thầu để "cài thầu quen, chèn thầu lạ", ĐB Nguyễn Thị Thủy mổ xẻ: Quy định về hồ sơ mời thầu là để nhằm chọn được những nhà thầu tốt nhất, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, nếu có ý đồ thì đây lại chính là những chốt chặn để loại bỏ những nhà thầu không mong muốn. “Trên thực tế vừa qua, không ít chủ đầu tư đã cố ý cài cắm các điều khoản hướng thầu để hướng tới các nhà thầu thân hữu và loại bỏ sự tham gia của các nhà thầu khác, từ đó biến đấu thầu rộng rãi thành đấu thầu hạn chế.”
ĐB Nguyễn Thị Thủy dẫn chứng: Trả lời phỏng vấn của báo chí liên quan đến một số vụ án vi phạm các quy định trong hoạt động đấu thầu vừa qua, đại diện các cơ quan tố tụng đã cho biết, ngay từ đầu các đối tượng đã có sự bắt tay ngầm, “đi đêm” để chuyển cho nhau những thiết bị cần bán, thông đồng với nhau về các tiêu chí kỹ thuật và thậm chí còn cùng nhau xây dựng hồ sơ mời thầu. Cũng theo phản ánh của báo chí thì không chỉ là cài cắm các tiêu chí kỹ thuật mà có những gói thầu còn đưa ra những tiêu chí như là phải có Bằng khen của Bộ Tài chính về việc đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, “gần như là đã viết sẵn cho một doanh nghiệp.”
“Chiêu trò” thứ ba là thiết lập liên minh "quân xanh, quân đỏ" để thông thầu, vây thầu.
ĐB Nguyễn Thị Thủy nêu: “Tình trạng quân xanh, quân đỏ vẫn là mảng tối trong công tác đấu thầu thời gian vừa qua, đã tạo ra nhiều cuộc thầu nội bộ, thiếu tính cạnh tranh để kiếm lời bất chính. Có tình trạng một số nhà thầu chuyên đi dự thầu chỉ để trượt, nhằm lót đường cho một nhà thầu đã định sẵn trúng thầu. Thực tế còn có tình trạng, với sự tiếp tay của bên mời thầu là chủ đầu tư đã tạo ra cuộc đấu thầu thành một vở kịch với sự tham gia của những quân xanh, quân đỏ để rồi sau đó đưa quân đỏ đường đường, chính chính trúng thầu. Hệ lụy của tình trạng quân xanh, quân đỏ này khiến cho dư luận nghi ngại, khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính không được cạnh tranh một cách sòng phẳng và mất đi cơ hội đầu tư, kinh doanh, đặc biệt nghiêm trọng đó là mất đi tiền của của Nhà nước và để lại những công trình, dự án kém chất lượng.”
“Chiêu trò” thứ tư là tình trạng móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu.
Theo ĐB Thủy, từ các vụ án vừa qua cho thấy, nếu chỉ nhìn vào hồ sơ thì tất cả đều đúng quy trình, chỉ khi đi sâu vào phá án thì mới phát hiện được sự móc ngoặc một cách tinh vi giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm định giá và đơn vị trúng thầu đã thổi giá tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thông qua các chứng thư thẩm định.
“Như vụ án tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giá của mỗi một stent nhập khẩu từ Ấn Độ về chỉ từ 8 đến 11 triệu nhưng giá thẩm định và giá trúng thầu đã vọt lên 36 đến 42 triệu/1 Stent, tức là tăng từ 28 đến 31 triệu. Đến nay cả Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc của đơn vị thẩm định giá đều đã bị khởi tố.” – bà Nguyễn Thị Thủy tiếp tục nêu ví dụ.
Theo ĐB tỉnh Bắc Kạn, rất nhiều vụ án khác liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian vừa qua đã phải khởi tố, tuyên án phạt tù cả với các thẩm định giá, với vai trò là đồng phạm. “Cũng có thể thấy pháp luật đã trao cho tổ chức thẩm định giá chức năng quá lớn, trong khi các quy định về hậu kiểm kết quả thẩm định còn rất hạn chế.” – ĐB Thủy phân tích.
“Chiêu trò” thứ năm là tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu.
“Tình trạng vi phạm các quy định pháp luật, tình trạng lách các quy định pháp luật như nêu trên đều có thể tiềm ẩn hoặc hướng tới nguy cơ tham nhũng, trục lợi. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI năm 2021 cho thấy trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát thì có tới 25% doanh nghiệp cho biết họ chủ động chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu; 10,3% doanh nghiệp cho biết họ chi trả do gợi ý của cán bộ phụ trách đấu thầu. Đáng lưu ý có tới 58,9% doanh nghiệp cho biết việc chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu là luật bất thành văn mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham gia.” – ĐB Thủy nêu rõ.
Nhấn mạnh “đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, trục lợi, ĐB Nguyễn Thị Thủy kiến nghị các cơ quan thanh tra điều tra, truy tố, xét xử hướng hoạt động vào mảng đấu thầu, nhất là đối với những vụ việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
ĐB Thủy cũng nhấn mạnh: Công khai sẽ được xem là giải pháp của mọi giải pháp, sẽ rất hữu hiệu để khắc phục tình trạng đi đêm trong đấu thầu vừa qua. Do vậy, đối với dự án Luật Đấu thầu sẽ được QH xem xét trong kỳ họp này, ĐB Nguyễn Thị Thủy kiến nghị tiếp tục rà soát để hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chặt chẽ 6 công khai trong đấu thầu, bao gồm công khai về điều kiện được dự thầu; danh sách và năng lực của những nhà thầu; điều kiện được trúng thầu; quá trình chấm thầu; kết quả trúng thầu; kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị của nhà thầu.
Xuân Hưng
Thị trường bất động sản (BĐS) vốn đã chịu ảnh hưởng bởi yếu tố pháp lý, khiến cho người dân trở nên thận trọng hơn trong việc giao dịch, nay chịu thêm áp lực về lãi suất ngân hàng lại càng làm sức cầu giảm sút mạnh.
Trước khó khăn về lạm phát, thiếu vốn đầu tư và sự trượt giá của các loại vật liệu xây dựng khiến cho thị trường bất động sản (BĐS) chưa thể trở lại theo kỳ vọng, ngay cả ở giai đoạn cuối năm thường được xem là thời điểm giao dịch nhà đất tăng mạnh nhất.
Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh đề nghị cần phải quy định về nguyên tắc các khoản thu, chi từ đất để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng vì hiện nay, trong dự thảo luật chủ yếu quy định các khoản thu, các khoản hình thành từ quỹ đất, còn các khoản chi phân bổ thì chưa rõ quy định....
Trong hơn 1 tháng qua, nhiều chủ đầu tư tung chiết khấu, chính sách ưu đãi mạnh tay kích cầu trong thời điểm thị trường trầm lắng. Đơn cử có dự án chung cư ở Hà Nội sau chiết khấu giá giảm so với giá niêm yết hàng tỷ đồng/căn.
Chiều nay (3/11), Quốc hội bắt đầu tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, với người đầu tiên ngồi “ghế nóng” là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Chỉ tính riêng 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thanh tra các Sở Xây dựng đã ban hành 77 quyết định xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm trong kinh doanh bất động sản.
Tại Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ nêu rõ những chính sách mới, quan trọng của dự thảo Luật, trong đó có việc bỏ quy định khung giá đất; đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường...
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III, tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm.
Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm mạnh, gồm: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)…
Giá giao dịch căn hộ chung cư trong quý 3/2022 cơ bản ổn định so với quý trước. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM, giá nhà ở chung cư tại một số khu vực vẫn tăng.