Là phân khúc từng khuấy đảo thị trường hồi cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhưng đến hiện tại đất nền đang cho thấy tín hiệu chững lại có về nguồn cung, sức tiêu thụ khiến giá đất giảm theo.
Giá đất nền đang “hạ nhiệt”
Theo Bộ Xây dựng, giá giao dịch đất nền trong quý 3 vừa qua ghi nhận giảm nhẹ từ 2 - 3% so với quý trước đó. Đồng thời, lượng giao dịch đất nền thành công trong quý đạt 115.129 giao dịch, chỉ bằng 54% so với quý trước.
Trong đó, lượng giao dịch đất nền thành công tại miền Bắc đạt 21.806 giao dịch, miền Trung đạt 18.789 giao dịch, miền Nam đạt 74.534 giao dịch.
Số liệu báo cáo của một đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, giá đất nền tại một số điểm nóng số đất miền Bắc đều đồng loạt “hạ nhiệt”. Đơn cử, giá bán đất nền tại Bắc Ninh giảm 6%, Quảng Ninh giảm 7%, Bắc Giang giảm 5%.
Tại khu vực phía Nam, theo báo cáo của DKRA Group, trong quý 3/2022 chỉ có 9 dự án mở bán, nguồn cung ghi nhận đạt 1.057 nền, giảm gần 66% so với quý trước. Mặc dù giá bán tăng 2 - 4% so với quý trước nhưng chỉ tập trung tại thị trường thứ cấp trong khi thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp, chỉ 550 nền được giao dịch thành công, giảm gần 78% so với quý trước.
“Sức cầu thị trường có xu hướng giảm, tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 52% và đây là mức thấp nhất kể từ thời điểm đầu năm”, DKRA Group nhận định trong báo cáo.
Batdongsan.com.vn cho hay, trong quý 3/2022, đất nền tại các tỉnh vùng ven TP.HCM vẫn chìm trong gam màu ảm đạm khi nhu cầu mua đất đều giảm. Cụ thể, nhu cầu tìm mua đất nền tại hầu hết các tỉnh Đông Nam Bộ đều giảm bình quân từ 10 - 25% so với quý trước.
Mức giá bán đất trong quý không có nhiều biến động. Tại Long An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận tăng nhẹ 1 - 5%, duy chỉ có Đồng Nai ghi nhận giá đất nền giảm 4% so với quý trước.
Môi giới bất động sản tại nhiều khu vực đều cho hay, mặt bằng giá đất nền tại thị trường thứ cấp đã giảm 20 - 30% so khi “sốt” đất đạt đỉnh. Hiện tượng giảm giá do nhà đầu không chịu nổi áp lực tài chính nên đành phải bán ra.
Lúc xuất hiện sốt đất, nhà đầu tư vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để đầu cơ. Đến khi sốt đất đã đi qua, lãi suất ưu đãi cũng đã hết hạn, nhà đầu tư phải trả theo lãi suất thả nổi khiến nhà đầu tư không đủ khả năng chi trả. Trong khi đó, thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh nên muốn nhanh chóng “thoát hàng”, nhà đầu tư chỉ còn cách giảm giá.
Có nên “ôm” đất khi giá giảm?
Trong khi nhóm nhà đầu tư vốn mỏng khó thở vì áp lực tài chính, thì nhà đầu tư vốn mạnh có tâm lý chờ “săn” hàng ngộp. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cho rằng, nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi “xuống tiền” vào đất nền.
Theo ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), sự giảm giá bán đất nền thời gian qua diễn ra cục bộ do yếu tố lạm phát và lãi suất tăng cao khiến nhóm nhà đầu tư dùng nhiều đòn bẩy tài chính không đủ khả năng chi trả.
Ngoài ra, giá đất nền giảm chủ yếu tại các dự án thứ cấp hết chương trình ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi từ chủ đầu tư; hoặc tại một số khu vực thanh khoán thấp, có tính đầu cơ cao nên không đại diện cho thị trường chung.
“Thị trường bất động sản ở một số nơi có quy hoạch, hạ tầng chưa rõ ràng nhưng bị đẩy giá quá cao nên khi các quy hoạch này không được thực hiện sẽ làm giá đất nền quanh khu vực giảm mạnh, khiến thị trường gần như mất thanh khoản khi sốt đất đi qua”, ông Lâm phân tích.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định đất nền là phân khúc bất động sản thuần đầu tư, đầu cơ rất lớn chứ không thể khai thác cho thuê như loại hình bất động sản khác. Đây cũng là phân khúc “ngấm đòn” nặng nhất khi dòng tín dụng gặp khó, đặc biệt trong phần còn lại của năm 2022 và đầu năm 2023.
“Nhu cầu đất nền vẫn rất lớn nhưng sức mua suy yếu ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp do ảnh hưởng về giá và siết tín dụng. Nếu giá đất nền tiếp tục bị đẩy lên sẽ mất thanh khoản và khó bán trong thời gian tới. Ngoài ra, tâm lý lo ngại, thận trọng cũng khiến nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền sang gửi tiết kiệm hoặc mua vàng, ngoại tệ sẽ khiến thị trường bất động sản nói chung và đất nền nói riêng cuối năm 2022 còn nhiều thách thức”, ông Tuấn nói.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Vietnam cho hay, nhà đầu tư đất nền nên có tầm nhìn dài hạn, không nên lướt sóng thời điểm này.
Đạt Trần
Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới sẽ vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức khó khăn ở phía trước.
Theo Thủ tướng, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong "một sớm một chiều". Song tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết…
Trong lúc thị trường bất động sản đang hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư muốn bán tháo vì áp lực tài chính thì lại có không ít nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh tranh thủ chờ thời cơ địa ốc xuất hiện vùng trũng giá giảm sâu mới xuống tiền mua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 15/11/2022 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Theo VCCI, các doanh nghiệp cho rằng, việc yêu cầu các giao dịch bất động sản phải thực hiện qua sàn có thể sẽ khiến những vướng mắc cũ quay trở lại, tạo thêm thủ tục cho các bên trong giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến lượng giao dịch về bất động sản trên thị trường.
70% khó khăn của các dự án bất động sản (BĐS), nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.
Bộ Xây dựng vừa kiến nghị nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với bất động sản, khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, hạn chế đầu cơ, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đã nêu rõ 5 "chiêu trò lách luật” phổ biến trong hoạt động đấu thầu…
Thị trường bất động sản (BĐS) vốn đã chịu ảnh hưởng bởi yếu tố pháp lý, khiến cho người dân trở nên thận trọng hơn trong việc giao dịch, nay chịu thêm áp lực về lãi suất ngân hàng lại càng làm sức cầu giảm sút mạnh.
Trước khó khăn về lạm phát, thiếu vốn đầu tư và sự trượt giá của các loại vật liệu xây dựng khiến cho thị trường bất động sản (BĐS) chưa thể trở lại theo kỳ vọng, ngay cả ở giai đoạn cuối năm thường được xem là thời điểm giao dịch nhà đất tăng mạnh nhất.