Đây là nội dung mà Cục Thuế TP.HCM đã chính thức ban hành; tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sẽ được tính dựa trên chênh lệch giữa tiền sử dụng đất sau và trước khi chuyển mục đích. Theo đó, các trường hợp công nhận quyền sử dụng đất sẽ áp dụng Nghị định 103/2024, với tỷ lệ thu tiền khác nhau tùy thời gian sử dụng, loại đất và tính pháp lý. Từ 1/8, khi tính thuế đất cho hộ gia đình và cá nhân, thành phố sẽ không phân biệt giá trong và ngoài hạn mức; đồng thời, thời hạn sử dụng đất có thời hạn sẽ tăng từ 50 lên 70 năm.
Cục Thuế TP.HCM cũng nêu rõ thời điểm tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sẽ là lúc Nhà nước phê duyệt, còn thời điểm tính khi công nhận quyền sử dụng sẽ là khi nộp hồ sơ hợp lệ. Đến ngày 30/10, các chi cục thuế tại TP.HCM sẽ tạm dừng nhận hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính qua hệ thống điện tử để chuẩn bị cho đợt điều chỉnh mới.
Bảng giá đất điều chỉnh theo Quyết định 79 sẽ có hiệu lực từ 31/10/2023 đến hết 2025, giảm khoảng 20-25% so với dự thảo ban đầu nhưng vẫn tăng 4-38 lần so với bảng giá trước đây, tùy theo vị trí. Giá này dùng để tính tiền bồi thường, thuế sử dụng đất và các loại phí khác. Được đánh giá thấp hơn thị trường khoảng 25-50%, bảng giá điều chỉnh sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho các giao dịch và nghĩa vụ tài chính.
Hiện TP.HCM có khoảng 110.090 ha đất nông nghiệp tại 9 địa phương chịu tác động, bao gồm Quận 12, Tân Phú, Bình Tân và các huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Thủ Đức. Trong đó, Củ Chi và Cần Giờ có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất với hơn 31.127 ha và 46.975 ha. Trước những tác động của bảng giá đất mới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho biết Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xem xét các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong một số trường hợp cụ thể./.
Theo thông báo, khách hàng tham gia nộp tiền đặt trước từ ngày 13/11 đến 8h ngày 15/11 vào tài khoản ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam.
Yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại.
Thời điểm này đang sốt giá đất, giá đất cao, nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê, có người mới vừa mua thì đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá…
Thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập…
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hanoi Melody Residences theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường bất động sản hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì, theo VARS.
Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2024 chứng kiến sự phân hóa giữa các phân khúc; trong khi chung cư cao cấp đang “chiếm lĩnh” thị trường thì nhà ở bình dân rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Phân khúc bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau khi TP.HCM áp bảng giá đất mới là loại hình đất nền vùng ven, bởi bảng giá điều chỉnh tăng sẽ dẫn đến giá đất nền tăng theo. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Để thực hiện áp thuế tài sản, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công cụ tính thuế, đặc biệt là minh bạch và số hóa toàn bộ dữ liệu bất động sản dân cư trở thành rào cản lớn nhất, cần nguồn tài chính lớn, sự quyết liệt tới cùng và công tác phối hợp lâu dài của liên bộ chức năng.
Bảng giá đất điều chỉnh chưa tác động ngay đến thị trường bất động sản do các dự án hiện nay được định giá đất chủ yếu theo phương pháp thặng dư nhưng sẽ tác động đến ở “pha 2” khi doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.