HoREA vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp, đề xuất xem xét bỏ quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" vì có một số bất cập, hạn chế.
Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Điều 27 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đều quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực cam kết thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng. Quy định này là bắt buộc khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định này đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.
Lý giải về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai làm tăng giá thành và giá bán nhà ở. Cụ thể, trước nhất chủ đầu tư phải trả "phí bảo lãnh ngân hàng" thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên "phí bảo lãnh" cũng rất cao.
Tuy nhiên, "phí bảo lãnh ngân hàng" được chủ đầu tư "trả trước" cho ngân hàng nhưng được chủ đầu tư tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà "cuối cùng" thì người mua nhà phải gánh chịu "phí bảo lãnh ngân hàng" này (bằng khoảng 2% giá bán nhà).
Ngoài ra, quy định này hầu như chỉ làm lợi cho ngân hàng thương mại. Diễn giải về điều này, ông Châu dẫn chứng, hầu hết ngân hàng thương mại thực hiện "bảo lãnh" cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án đó và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay.
Ngân hàng thương mại vừa được chủ đầu tư trả lãi vay ngân hàng, vừa được lấy "phí bảo lãnh" thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên "phí bảo lãnh" cũng rất cao mà rất ít bị "rủi ro".
Quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" làm giảm năng lực cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại và làm tăng "khối tài sản bảo đảm" của doanh nghiệp cho "khoản bảo lãnh" nên không được khai thác sử dụng hiệu quả "khối tài sản bảo đảm" này.
Cùng với đó, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai chưa phải giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà.
Do vậy, HoREA cho rằng, quy định bảo lãnh ngân hàng không thật sự cần thiết mà chỉ làm tăng chi phí, làm tăng giá thành và giá bán nhà ở, không có lợi cho người mua nhà và chỉ làm lợi cho ngân hàng thương mại.
Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị xem xét bỏ quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để góp phần làm giảm giá thành, qua đó giúp kéo giảm giá bán nhà ở cho người mua nhà.
Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng theo cam kết trong hợp đồng, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo ngân hàng thương mại tăng cường giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn vay tín dụng đúng mục đích theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng.
Minh Vân
Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
Theo DKRA, phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.
Chủ tịch VPCORP và HKT Group Nguyễn Nam Hiền cho rằng nhà nước chỉ nên tạo cơ chế hỗ trợ thông qua điều chỉnh chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tự điều tiết chứ không nên dùng ngân sách để “giải cứu”.
2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty quốc tế lựa chọn gia nhập Hà Nội.
Theo chuyên gia Savills, “bóng ma” lãi suất cao sẽ kìm hãm lạm phát trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu bất động sản nói chung sẽ có chiều hướng giảm và Việt Nam cũng không ngằm ngoài xu hướng đó.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo 2023” nhằm tổng kết thị trường bất động sản 2022 và đưa ra những dự báo về thị trường bất động sản 2023 cùng các kiến nghị giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội hồi phục và phát triển.
Mặc dù chỉ số tâm lý của người tiêu dùng giảm nhưng nhiều người vẫn cho rằng giá bất động sản (BĐS) sẽ tăng. Gần 70% người tham gia khảo sát dự định mua BĐS trong năm 2023.
Bắt đầu từ hôm nay (3/1/2023) sẽ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) . Đối tượng lấy ý kiến bao gồm các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Theo nhận định của chuyên gia, giai đoạn 2023 trở đi, thị trường sẽ đón nhận nguồn cung kho xưởng dồi dào. Trong khi đó, nguồn cung đất công nghiệp sẽ trở nên hạn chế vào năm 2023 do thủ tục pháp lý kéo dài.